Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Bán Hàng Hiệu Quả Trên Amazon

Viết bởi admin droppii - 04/12/2022
bán hàng trên amazon

1. Giới thiệu chung về Amazon

Chúng ta thường biết đến Amazon với khái niệm là một sàn thương mại điện tử nổi tiếng, tuy nhiên rộng hơn Amazon.com Inc. là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Seattle, Mỹ. Amazon cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, thương mại điện tử và truyền phát kỹ thuật số. Amazon thuộc Big4 về công nghệ, sánh vai với Google, Facebook, Apple.

Amazon có cha đẻ là Jeff Bezos, được thành lập vào ngày 5 tháng 7 năm 1994, tại Bellevue, Washington. Amazon tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh khi đã cung cấp nền tảng bán hàng trực tuyến như chúng ta được biết đến, Amazon.com, ban đầu công ty hoạt động chuyên về phân phối sách online, tuy nhiên sau này nhu cầu thị trường tăng cao và niềm tin thương hiệu vững mạnh, hầu như giờ đây chúng ta có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì trên Amazon.com. Năm 2015, Amazon đã vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ tính theo vốn hoá thị trường.

Amazon được Jeff Bezos thành lập năm 1994 tại Washington
Amazon được Jeff Bezos thành lập năm 1994 tại Washington

2. Lợi ích khi bán hàng trên Amazon

Như đã giới thiệu, Amazon là sàn thương mại điện tử đã chiếm được sự tin tưởng từ người tiêu dùng với lượng hàng hóa cung cấp khổng lồ, đây là vùng đất màu mỡ cho những nhà bán hàng muốn mở rộng cơ hội kinh doanh.

Khi kinh doanh trên Amazon.com, tên tuổi cửa hàng của bạn cũng sẽ được nâng tầm và nhận được nhiều sự tin cậy. Đặc biệt, bạn được tiếp cận tệp khách hàng phong phú, đa dạng có sẵn tại Amazon, bạn có thể bán cho tất cả mọi người trên thế giới, tạo cơ hội phát triển doanh thu không giới hạn.

donghanh banner l

Ngoài ra, Amazon liên tục cập nhật những tính năng, chương trình hấp dẫn để thu hút khách hàng, rút ngắn quá trình mua hàng của khách hàng. Và quan trọng ở Amazon.com, sự tin tưởng luôn được đề cao bởi những chính sách bảo vệ cả người bán và người mua.

3. Các hình thức bán hàng phổ biến trên Amazon hiện nay

Tại Amazon hiện có nhiều hình thức bán hàng, bạn có thể tham khảo qua các hình thức bán hàng phổ biến sau đây:

  • Dropshipping

Đây là hình thức được nhiều người ưa chuộng bởi họ có thể bán hàng không cần vốn, không lo các vấn đề nhập hàng hay tồn kho. Mỗi khi có đơn hàng, nhà sản xuất sẽ gửi đến khách hàng theo địa chỉ đã đăng ký, bạn không cần tham gia vào công đoạn này.
Điều khó nhất đối với hình thức dropshipping đó là bạn phải chọn được nguồn hàng đáng tin tưởng, sau đó bạn đăng tải thông tin sản phẩm lên Amazon. Lợi nhuận có được từ những đơn hàng thành công là sự chênh lệch giá từ nhà cung cấp đến giá đăng bán trên Amazon.

  • FBA

FBA (Fulfillment by Amazon) là dịch vụ bán hàng trọn gói của Amazon. Amazon sẽ làm hết tất cả các khâu và chịu mọi trách nhiệm sau khi bạn gửi hàng đến kho của họ. Bạn chỉ việc trả thêm chi phí cho dịch vụ này.

  • Amazon Affiliate – Tiếp thị liên kết với Amazon

Đây là hình thức không vốn và cũng không cần tìm nguồn hàng hay đăng sản phẩm. Bạn chỉ việc quảng bá sản phẩm, sau đó giới thiệu thành công khách hàng cho nhà cung cấp và nhận về hoa hồng tương ứng. Hình thức kinh doanh này sẽ mang về thu nhập khá cao cho bạn nếu bạn có cách quảng bá tốt.

  • Merch by Amazon

Với hình thức này, bạn đăng thiết kế sản phẩm của mình lên Amazon và họ sẽ làm những phần còn lại và giao hàng đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để tham gia hình thức này bạn phải vượt qua những bài kiểm tra gắt gao.

Amazon fulfillment
Amazon fulfillment

4. Điều kiện để bán hàng trên Amazon

Tuy nhiên để được tiếp cận với tệp khách hàng lớn, quy trình mua bán đảm bảo, người bán cần đáp ứng được những điều kiện nhất định để được phê duyệt bán hàng trên Amazon:

  • Phải đăng ký bán hàng trên Amazon
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ, thông tin hàng hóa, hãng vận chuyển và thời gian giao hàng
  • Hình ảnh thật về sản phẩm
  • Nắm được các hình thức vận chuyển, các khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa, tiêu thụ đặc biệt,… và thời gian vận chuyển cho 1 đơn hàng. Người mua chỉ nhận hàng và sẽ không trả bất cứ khoản phí phát sinh và khi được yêu cầu xuất VAT, người bán phải thực hiện đầy đủ
  • Giao tiếp tiếng Anh tốt để tư vấn cho khách hàng ở nhiều nơi trên thế giới
  • Phản hồi người mua trong vòng 24h

5. Cách đăng ký bán hàng trên Amazon

Bước 1: Truy cập đường link https://sellercentral.amazon.com và ấn “Register” và điền đầy đủ thông tin để đăng ký

  • Your name: Tên
  • Email
  • Password: Mật khẩu

Sau đó ấn chọn “Next”

Bước 2: Xác minh email, điền OTP được cung cấp qua email.

Bước 3: Điền thông tin địa chỉ, xác nhận số điện thoại. Lưu ý số điện thoại điền sẽ có dạng đầu số +84 và điền 9 số còn lại trong dãy số điện thoại để nhận mã OTP

Bước 4: Chọn thị trường bán hàng. Hiện tại Amazon chỉ hỗ trợ các nhà bán hàng Việt Nam tại thị trường Mỹ thuộc North America

Bước 5: Điền thông tin tài khoản ngân hàng để nhận tiền bán hàng trên Amazon.

Bước 6: Điền thông tin thẻ tín dụng Visa để trả phí bán hàng. Hãy yên tâm vì thông tin của bạn sẽ được bảo mật

Bước 7: Nhập thông tin về cửa hàng

Bước 8: Xác minh danh tính cá nhân. Upload ảnh theo yêu cầu.

Có thể sử dụng CMND, CCCD, Passport.

Bước 9: Phân loại thuế

Như vậy bạn đã đăng ký thành công gian hàng trên Amazon

Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Amazon
Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Amazon

6. Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon hiệu quả

Nếu muốn bán hàng trên Amazon hiệu quả, bạn phải xem xét điểm mạnh của mình để lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp. Thông thường FBA (Fulfillment by Amazon) là hình thức được lựa chọn nhiều nhất bởi lợi nhuận và hiệu quả. Tuy nhiên đối mặt với sự cạnh tranh, bạn phải có chiến lược bán hàng thật sự thu hút. Sau đây là một số tips giúp bán hàng hiệu quả trên Amazon.

Xây dựng thương hiệu riêng: Đầu tư vào thương hiệu của bạn để tạo ấn tượng đầu tiên với người tiêu dùng, để họ ấn tượng và luôn nhớ về bạn mỗi khi có nhu cầu mua hàng.

Hoàn thiện sản phẩm khi đăng bán: Cung cấp đầy đủ các thông tin, hình ảnh về sản phẩm để người dùng thấy được rõ nét nhất sản phẩm được làm từ vật liệu gì, xuất xứ như thế nào, công dụng ra sao, có bao nhiêu phân loại,… càng chi tiết càng chiếm được sự yêu thích của

Tuân thủ các chính sách bán hàng của Amazon: Đây là cách bạn duy trì hoạt động kinh doanh của mình ổn định bởi không ai muốn bị đá ra khỏi vùng đất màu mỡ này cả.

Cố gắng tận dụng những đơn hàng bán được để xin đánh giá: Đưa ra các chính sách quà tặng, giảm giá,…và quy trình tư vấn, giao hàng tuyệt vời nhằm khuyến khích người mua để lại đánh giá tốt cho sản phẩm của bạn, từ đó sản phẩm sẽ có tần suất hiển thị cao hơn, tiếp cận thêm được nhiều khách hàng hơn.

Giá bán cạnh tranh: Với môi trường cạnh tranh nhiều như Amazon thì giá rẻ và hàng chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy nếu bạn muốn thúc đẩy kinh doanh, bạn phải bán hàng với mức giá ưu đãi nhất so với các đối thủ.

Có kế hoạch chăm sóc khách hàng tốt: Giữ chân khách hàng là điều không hề dễ dàng, vì vậy bạn cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, giải quyết mọi vấn đề phát sinh, khiếu nại của khách hàng với thái độ chuyên nghiệp nhất. Từ việc đón nhận và xử lý phản hồi, khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng, sẽ quay lại mua hàng và giới thiệu thêm nhiều người biết đến. Ngoài ra, vốn tiếng Anh của bạn cũng phải tốt để trả lời khách quốc tế, giúp duy trì thời gian phản hồi ngắn nhất có thể nhằm tạo cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.

Bán chéo sản phẩm: Hãy áp dụng các chiến lược kích cầu để tăng số lượng sản phẩm mà khách hàng sẽ mua thông qua các phương thức bán chéo như “Mua kèm deal sốc”, “Mua 2 giảm x%”, đánh vào tâm lý khách hàng, họ sẽ mua nhiều hàng hơn nhưng với tâm lý mình đã mua sắm thông minh.

Tận dụng quảng cáo của Amazon: Quảng cáo luôn là cách hiệu quả nhất khi bạn muốn đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Bạn có thể sử dụng một số hình thức quảng cáo phổ biến trên Amazon:

  • Sponsored Product: Sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện khi người mua tiềm năng tìm kiếm theo một số từ khóa nhất định.
  • Sponsored Brand: Khi chọn hình thức này banner thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trên trang tìm kiếm của Amazon. Bù lại thì chi phí cho loại hình quảng cáo này khá cao.
  • Stores: Là những trang thông tin mua sắm trên Amazon, nơi bạn có thể quảng bá thương hiệu và danh mục sản phẩm của bạn hoàn toàn miễn phí. Amazon sẽ cung cấp một số công cụ để bạn có thể tạo được gian hàng của mình dù không có kinh nghiệm.
  • Sponsored Display: Là dạng quảng cáo hiển thị. Đây là một phương án quảng cáo mới giúp sản phẩm tiếp cận đối tượng khách hàng phù hợp trong suốt hành trình mua hàng, với các vị trí quảng cáo xuất hiện trong và ngoài Amazon.

Bán hàng trên Amazon không còn xa lạ với nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng đi đến thành công. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về kênh bán hàng này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii