Giá cost là gì? 3 cách tính giá cost sản phẩm chuẩn nhất
Giá cost giúp người bán định giá sản phẩm để tính được lợi nhuận. Vậy giá cost là gì, cách tính giá cost trong kinh doanh online như thế nào để có thể vừa cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về giá cost thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, Droppii sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Giải đáp giá cost sản phẩm là gì?
Giá cost là giá bán niêm yết mà khách hàng phải trả khi mua bất kỳ món hàng nào. Giá cost là mức giá được thay đổi phụ thuộc theo giá nguyên liệu, chi phí nhân công,… để phù hợp tình hình thị trường, hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Lợi ích khi tính giá cost của sản phẩm
Khi kinh doanh mà bạn tự tối ưu được giá cost sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Định giá sản phẩm chính xác phù hợp với thị trường, dễ cạnh tranh với đối thủ.
- Quản lý chặt chẽ chi phí mua nguyên liệu, chi phí nhập gia vị,…
- Dựa vào giá cost bạn lên chương trình khuyến mãi, quà tặng để tăng doanh thu.
- Giúp người kinh doanh theo sát được doanh thu, tính được lợi nhuận và nắm bắt được hiệu quả kinh doanh.
- Dựa vào giá cost để quản lý được mọi chi phí và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi tính chi phí cost sản phẩm trong kinh doanh
Khi tính giá cost sản phẩm, người kinh doanh nên lưu ý những điều sau đây để tính chính xác giá cost:
- Chi phí cố định: gồm các khoản như chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, điện, nước,…
- Chi phí trực tiếp: gồm những chi phí tạo ra sản phẩm và bảo quản sản phẩm như nguyên liệu, vật liệu, chén, đũa, muỗng, tủ lạnh,… chi phí hàng tồn kho và những sản phẩm bị hư hỏng.
- Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương, thưởng cho toàn bộ nhân viên của cửa hàng, doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ: là những khoản chi phí liên quan đến quảng cáo, marketing, tổ chức sự kiện, phát triển thương hiệu.
- Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh: các khoản chi phí làm giấy tờ, tiền tăng giá mặt bằng, các chi phí bán hàng.
- Các biến phí: các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm theo mùa. Ví dụ: giá nhập hàng khi trái mùa sẽ tăng cao, chi phí đặt hàng khi sản phẩm khan hiếm, chi phí giao hàng tăng khi đơn vị giao hàng tăng giá.
Dựa vào những khoản chi phí này để tính chính xác giá cost của từng sản phẩm.
Cách tính giá cost trên sản phẩm khi kinh doanh online
Sau khi đã tìm hiểu giá cost là gì, tiếp theo Droppii chia sẻ với bạn cách tính chi phí cost trên sản phẩm khi kinh doanh online.
Có 3 cách tính giá cost sản phẩm, cụ thể như sau:
Cách 1: Tính giá cost theo đối thủ cạnh tranh
Tính theo đối thủ cạnh tranh là cách tính giá cost đơn giản mà nhiều người kinh doanh áp dụng hiện nay. Bởi cách này không cần phải tính toán nhiều.
Để tính được giá cost, bạn phải theo dõi tình hình thị trường và quan sát đối thủ cạnh tranh trong khu vực xem họ bán sản phẩm với giá bao nhiêu.
Dựa vào giá bán của đối thủ để bạn làm giá cho sản phẩm/ dịch vụ của mình. Lưu ý là bạn không nên làm giá bán thấp hơn giá của đối thủ quá nhiều khi bán cùng một sản phẩm. Bởi vì bạn không nên tạo áp lực cho cửa hàng của mình, giá bán quá thấp sẽ khó để cân đối các khoản chi phí như marketing, mặt bằng, tiền lương nhân viên,…
Cách 2: Cách tính giá cost dựa theo chi phí và lợi nhuận
Dựa vào chi phí để tính giá cost như sau:
P = C + (I+V)/m + X
Trong đó:
- P: là giá sản phẩm
- C: là giá vốn
- I: chi phí marketing + chi phí vận hành
- V: tiền thu hồi vốn và mức chi phí lãi ngân hàng/ cơ hội
- m: hệ số dự trù doanh thu hàng tháng, m càng tăng thì lợi nhuận thu được càng nhiều
- X: là mức lợi nhuận mong muốn
Dựa vào lợi nhuận để tính giá Cost:
V= (v+a.n.v)/n
Trong đó:
- V: giá bán của sản phẩm
- v: là vốn ban đầu
- a: lãi suất ngân hàng khi vay vốn
- n: dự trù số tháng sẽ lấy lại vốn
Cách 3: Tính chi phí cost theo cung cầu
Tính chi phí cost theo cung cầu là một cách tính hiệu quả. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là cách tính dựa theo nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu càng tăng thì mức giá càng tăng cao, nhu cầu ít thì giá giảm. Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh mặt hàng độc quyền thì mức giá sẽ cao để tăng lợi nhuận. Còn nếu đối thủ cũng bán sản phẩm đó thì nên tính giá cost theo đối thủ nhé.
Trên đây là 3 cách tính giá cost sản phẩm mà Droppii nghĩ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc định giá sản phẩm khi kinh doanh online. Đồng thời, bài viết giúp bạn hiểu được giá cost là gì để tính được lợi nhuận khi kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cho bạn so với các đối thủ hiện nay.
Sau khi đã hiểu được chi phí cost là gì và cách tính giá cost bạn có thể thử sức kinh doanh online với mô hình dropshipping của Droppii. Droppii đang tuyển dụng đối tác kinh doanh không cần vốn, không nhập hàng và không cần phải giao hàng vì Droppii hỗ trợ bạn làm hết các công việc này.
Khi trở thành đối tác kinh doanh dropshipping, bạn sẽ được Droppii đào tạo kiến thức chuyên môn. Bạn chỉ việc áp dụng cách tính giá cost sản phẩm để tính doanh thu, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm và tìm kiếm khách để bán hàng.
Tham gia ngay cùng Droppii để kiếm thêm thu nhập mỗi tháng, hoặc để được giải đáp thắc mắc bạn vui lòng điền thông tin vào form đăng ký bên dưới bài viết, mọi thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia kinh doanh dropshipping giải đáp tường tận trong thời gian nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: