Giá vốn là gì? 3 công thức cách tính giá vốn hàng bán có lời
Với mỗi người làm kinh doanh hay cả một doanh nghiệp, giá vốn là một trong những nhân tố cần quan tâm hàng đầu. Giá vốn hàng bán giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan về cách hoạt động, doanh thu và hiệu suất lợi nhuận cuối cùng của công ty. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về nhân tố này trong bài viết dưới đây nhé.
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tổng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho một chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán sản phẩm. Giá vốn hàng bán có thể tính bằng cách đem lợi nhuận gộp (gross profit) trừ đi doanh thu.
Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, giá vốn hàng bán sẽ gồm cả những chi phí trực tiếp cấu thành nên một sản phẩm như chi phí sản xuất hàng hoá, tiền mua nguyên liệu, chi phí cho nhân viên, chi phí marketing…
Giá vốn hàng bán được tìm thấy trên báo cáo thu nhập cho một kỳ kế toán nhất định, ví dụ trong một năm, quý hoặc tháng.
Giá vốn hàng bán là một số liệu quan trọng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về các báo cáo tài chính khi nó được trừ vào doanh thu để tính lợi nhuận gộp của công ty. Lợi nhuận gộp là một thước đo khả năng sinh lãi giúp xác định mức độ hiệu quả của công ty trong việc quản lý lao động cho sản phẩm và kinh doanh.
Tính toán giá vốn hàng bán giúp bạn có được những lợi ích như sau:
- Là căn cứ để định giá sản phẩm.
- Quản lý chi tiêu của công ty một cách chi tiết và minh bạch.
- Là cơ sở để tính toán lợi nhuận gộp.
Tổng hợp 3 cách tính giá vốn bán hàng chuẩn nhất
Cách 1: Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)
Hàng hoá được mua hay sản xuất sớm nhất được bán trước. Vì giá có xu hướng tăng dần theo thời gian, cho nên một công ty áp dụng cách tính FIFO sẽ bán những mặt hàng rẻ nhất của mình trước tiên.
Vì khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO thì giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn. Điều này trong điều kiện bình thường sẽ làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.
Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng 2/2022 của công ty A
Đầu tháng 2/2023 tồn kho 5 cái áo giá 200.000/cái
1/3/2023 nhập thêm 20 cái áo giá 220.000/cái
Ngày 15/3/2023:
– Nhập thêm 10 cái áo giá 230.000/cái
– Xuất 20 cái áo
Ngày 27/3/2022 xuất 10 cái áo
=> Áp dụng công thức tính FIFO:
- Ngày 15/3/2023 xuất kho 5 x 200.000 + 15 x 220.000 = 4.300.000
- Ngày 27/3/2023 xuất kho 5 x 220.000 + 5 x 230.000 = 2.250.000
Cách 2: Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)
Hàng hóa mới nhất đưa đến kho sẽ được bán trước. Trong điều kiện giá cả tăng cao, hàng hóa có chi phí sản xuất cao hơn được bán trước, dẫn đến giá vốn hàng bán cao hơn. Theo thời gian, thu nhập ròng có xu hướng giảm dần.
Cách tính LIFO ngày nay cũng ít quốc gia được áp dụng, mới có 2 nước là Hoa Kỳ và Nhật chấp nhận cách tính này. Một nhược điểm rõ ràng của cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin, trong khi hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị tương đương với giá hiện tại.
Ví dụ: Tình hình nhập xuất như ví dụ trên, áp dụng công thức tính LIFO, ta được:
- Ngày 15/3/2023 xuất kho 10 x 230.000 + 10 x 220.000 = 4.500.000
- Ngày 27/3/2023 xuất kho 10 x 220.000 = 2.200.000
Cách 3: Phương pháp chi phí trung bình
Giá trung bình của mọi mặt hàng trong kho, tuỳ ngày mua, được điều chỉnh theo giá trị trung bình của mỗi chủng loại tồn kho được mua hay sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được điều chỉnh theo thời gian hay theo mỗi khi nhập lô hàng về, tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp.
Đơn giá thực tế các quyền sản phẩm tồn và nhập trong kỳ = (Giá thực tế sản phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế sản phẩm nhập trong kỳ) : (Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ)
Đơn giá thực tế sản phẩm xuất dùng trong kỳ = Số lượng sản phẩm xuất ra trong kỳ x Đơn giá thực tế gia quyền
Hướng dẫn cách khắc phục khi tính sai giá vốn
Giá vốn bị sai khi số lượng tồn kho sai sẽ dẫn đến việc hạch toán giá vốn sai. Thông thường, có 2 nguyên nhân chính sau:
-
Thực hiện sai quy trình bán hàng âm
Khi sản phẩm được nhập về từ nhà cung cấp, bạn cần phải kiểm tra và tiến hành nhập số liệu hàng hóa thực tế vào hệ thống quản lý. Nếu như hàng hóa chưa được kiểm kê và ghi lại mà đã bày bán ngay thì việc tính giá vốn hàng bán có thể không được chính xác.
-
Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp
Khi sản phẩm bị lỗi, hãy trả lại cho nhà cung cấp toàn bộ hoặc một phần hàng hóa đã mua. Đồng thời, hạch toán lại giá vốn hàng bán để tránh gây ra sự sai lệch về giá.
Để khắc phục, doanh nghiệp nên:
- Thường xuyên kiểm tra số liệu ghi chép với chứng từ hóa đơn gốc.
- Thực hiện đúng quy trình: nhập hàng về rồi mới tiến hành bán ra. Không xuất bán khi hàng chưa được kiểm kê và nhập liệu.
- Hạn chế sửa/xóa chứng từ đã kê.
- Theo dõi giá vốn hàng bán thường xuyên để kiểm soát tình trạng kho và kịp thời xử lý vấn đề sai giá vốn hàng bán.
Giá vốn có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh, cho nên bạn cần sát sao với nhân tố này.
Ngoài ra, nếu muốn thử sức với kinh doanh mà chưa có nhiều vốn và kinh nghiệm, nhanh tay điền form dưới đây để thức với mô hình dropshipping – nơi bạn không lo lắng về ôm hàng, vận chuyển hay sản xuất. Bạn sẽ được chuyên gia tư vấn để bắt tay khởi nghiệp thành công cùng Droppii.
Có thể bạn quan tâm: