Influencer Marketing Là Gì? Làm Sao Để Tạo Nên Một Chiến Dịch Influencer Marketing Hiệu Quả?

Viết bởi admin droppii - 04/12/2022
INFLUENCER MARKETING LÀ GÌ LÀM SAO ĐỂ TẠO NÊN MỘT CHIẾN DỊCH INFLUENCER MARKETING HIỆU QUẢ

Thị trường ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghệ 4.0 có mặt ở khắp các lĩnh vực trong đời sống từ mua sắm, giáo dục, y tế,…và tất nhiên không thể thiếu truyền thông với sự ra đời của nhiều hình thức tiếp thị hiệu quả và mới mẻ, trong số đó nổi bật nhất phải kể đến influencer marketing – một thuật ngữ mới nổi lên gần đây tuy nhiên thu hút sự quan tâm của nhiều nhãn hàng, marketer và người tiêu dùng. Vậy influencer marketing là gì? Chiến dịch diễn ra như thế nào và tại sao influencer marketing lại thu hút đến vậy? Hãy cùng Droppii.com tìm hiểu thêm nhé.

1. Influencer marketing là gì?

Influencer marketing là hình thức marketing lựa chọn kết hợp với những người có sức ảnh hưởng đến một hay nhiều nhóm cộng đồng nhất định, với mục đích truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến với người dùng. Đây là một hình thức tiếp thị độc đáo bởi thông qua sự ảnh hưởng của một cá nhân để mang những ưu điểm, sự nổi bật của một sản phẩm giới thiệu đến khách hàng, làm tăng sự uy tín cho nhãn hàng.

Hiện nay người tiêu dùng có xu hướng mua sắm thông minh bởi họ luôn tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm như thành phần, công dụng, nhà sản xuất,…và đặc biệt xem trọng những đánh giá (review) từ những người đã sử dụng sản phẩm để làm cơ sở cho quyết định mua sắm của mình. Và việc nhãn hàng lấy được niềm tin từ người tiêu dùng là rất quan trọng, vì lẽ đó influencer marketing được ứng dụng phổ biến và mang về sự bùng nổ doanh thu cho các influencers đình đám hiện nay.

Với tốc độ phát triển vượt bậc và các tương tác tốt từ nhãn hàng, thị trường influencer marketing sẽ còn tăng trưởng hơn nữa, và có thể chạm mốc khoảng 15 tỷ đô vào năm 2022 (theo nhận định từ SEMrush – nền tảng nghiên cứu từ khóa và dữ liệu xếp hạng trực tuyến).

donghanh banner l
Influencer Marketing là hình thức sử dụng người có sức ảnh hưởng để truyền tải thông điệp từ nhãn hàng
Influencer Marketing là hình thức sử dụng người có sức ảnh hưởng để truyền tải thông điệp từ nhãn hàng

2. Phân loại các influencer marketing

Vì thu nhập không giới hạn nên nhiều người đã tích cực tham gia vào “thị trường triệu đô” này và trở thành các influencer trong đa dạng lĩnh vực và các nhãn hàng sẽ booking hợp tác dựa vào cách phân loại influencer theo lượt người theo dõi, cụ thể có 4 bậc influencer đó là Mega influencers, Macro influencers, Micro influencers và Nano influencers. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết từng bậc influencer nhé:

  • Mega influencers: Đây là bậc sở hữu nhiều người theo dõi nhất, trên 1 triệu người, thường là những người nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật như diễn viên, ca sĩ, MC,…và được biết đến rộng rãi trong phạm vi lớn bởi họ được mời tham gia nhiều hoạt động ngoài những lĩnh vực chuyên môn như tham gia các chương trình thực tế, chương trình từ thiện, chương trình gameshow,…Với sức ảnh hưởng rộng lớn, mega influencers thường được nhiều thương hiệu nổi tiếng săn đón với mức cát-xê khủng. Khi các thương hiệu hợp tác với mega influencers, họ sẽ làm việc với một ekip hùng hậu, chuyên nghiệp và thành phẩm quảng bá cũng chỉn chu, hoàn hảo hơn. Ngoài ra, các hoạt động thường ngày của những người nổi tiếng này nếu sử dụng các sản phẩm quảng cáo cũng gây được tiếng vang cho thương hiệu.
  • Macro influencers: Những người sở hữu từ hơn 100.000 đến dưới 1 triệu người theo dõi trên các trang mạng xã hội. Macro influencers cũng là những người có sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng, được nhiều người biết đến tuy nhiên họ chưa đạt được mức độ nổi tiếng như mega influencers vì không chủ yếu tham gia các hoạt động nghệ thuật mà thành công trong các lĩnh vực truyền tải thông tin đa lĩnh vực qua các video clip, content, blog,…

Macro influencers có thể là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó như du lịch, thời trang, chuyên gia trang điểm, hay thậm chí là một người am hiểu rộng về ngành hàng (nội thất, mỹ phẩm,…) thường xuyên đăng bài lên mạng xã hội và nhận được lượng tương tác lớn. Vì thế họ là nguồn quảng bá tiềm năng mà các thương hiệu có thể cân nhắc nếu muốn tăng độ nhận biết nhưng với chi phí “mềm” hơn so với mega influencers.

  • Micro influencers: Đây là bậc sở hữu từ 10.000 đến dưới 100.000 người theo dõi, ít được biết đến và chỉ tạo được độ phủ đối với một cộng đồng nhất định trong một lĩnh vực cụ thể như những người chuyên chia sẻ bí quyết tập yoga, nấu ăn, thời trang,…Những bài đăng của họ thu hút một lượng lớn người xem và tương tác, mang tính chân thật cao. Khi nhãn hàng muốn tăng doanh thu cho sản phẩm thì micro influencers sẽ là lựa chọn tốt bởi content, video clip thường do họ tự xây dựng, dễ thu hút và chiếm được niềm tin từ người tiêu dùng, giúp tăng doanh số nhanh chóng cho nhãn hàng hợp tác.
  • Nano influencers: Loại hình influencers sở hữu từ 1000 đến dưới 10.000 người theo dõi này tuy không đạt mức độ phủ sóng cao nhưng vẫn kiếm được nguồn thu nhập ổn định vì lượng tương tác chất lượng trong mỗi bài đăng. Các bài viết của nano influencers chủ yếu là những thông tin hữu ích, sở thích cá nhân hoặc chia sẻ các tips, mẹo hay cho cuộc sống hằng ngày nên gây ấn tượng và thu hút được nhiều sự quan tâm. Nhóm nano influencers thường nhận booking từ những cửa hàng kinh doanh nhỏ, vừa khởi nghiệp hoặc những chương trình khuyến mãi để tăng khách hàng và doanh thu.
Phân loại Influencer Marketing
Phân loại Influencer Marketing

3. Phân biệt influencer marketing với một số thuật ngữ liên quan

Vì là một thuật ngữ mới nên đôi khi influencer marketing thường bị nhầm lẫn với một số khác:

  • Influencer marketing và WOM – word of mouth – marketing truyền miệng: thường bị nhầm lẫn bởi vì cả hai đều là hình thức truyền tải thông điệp từ nhãn hàng đến người dùng tuy nhiên cần phân biệt influencer marketing là hình thức nhãn hàng chọn các influencers giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và truyền thông tin về trải nghiệm đến người dùng, sau đó nhận chi phí từ nhãn hàng còn word of mouth chỉ đơn giản là sự yêu thích của một cá nhân/tổ chức đối với nhãn hàng và muốn lan tỏa điều đó đến những người xung quanh và việc này thường không được nhãn hàng trả phí.
  • Influencer marketing và Affiliate marketing: Influencer marketing sẽ nhận booking từ thương hiệu và nhận về khoản phí đã thỏa thuận trước đó còn affiliate marketing sẽ nhận hoa hồng từ những đơn hàng thành công được tạo ra từ link affiliate.
Phân biệt Influencer Marketing và Affiliate Marketing
Phân biệt Influencer Marketing và Affiliate Marketing

4. Cách tạo nên một chiến dịch influencer marketing hiệu quả

Để tạo nên một chiến dịch influencer marketing hiệu quả, bạn cần nghiên cứu chi tiết nhiều yếu tố về nhu cầu thị trường, khách hàng mục tiêu, content, concept thực hiện,…tất cả đều phải chỉn chu với các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến dịch: đầu tiên bạn phải xác định được chiến dịch này hướng đến kết quả cuối cùng là gì để lựa chọn chính xác cách thức thực hiện. Khi xác định mục tiêu bạn cần tuân thủ quy tắc SMART (specific – cụ thể, measurable – đo lường được, attainable – có khả năng đạt được, relevant – có liên quan, time bound – thời gian cụ thể). Trong các chiến dịch influencer marketing bạn có thể đặt mục tiêu theo các chỉ số sau đây:

  • Lượng tiếp cận: là số lượng khách hàng bạn mong muốn tiếp cận để tăng mức độ nhận biết thương hiệu.
  • Lượt tương tác cho chiến dịch: bạn muốn lan tỏa thông điệp hoặc khảo sát khách hàng về các chương trình khuyến mãi thì hãy đặt mục tiêu về lượt tương tác trong chiến dịch như like, comment, share.
  • Conversion rate – tỷ lệ chuyển đổi: đây là mục tiêu hướng đến doanh số, thông thường nhãn hiệu sẽ cung cấp cho các influencers một mã giảm giá và tính lượng đơn đạt được thông qua mã giảm giá đó.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu: xác định đúng đối tượng bạn nhắm đến để hưởng ứng chiến dịch là cực kỳ quan trọng bởi số lượng tiếp cận cao nhưng không đúng đối tượng cũng không mang về kết quả khả quan cho nhãn hàng bởi họ không quan tâm, không bị thu hút bởi nội dung tiếp cận.

Bước 3: Xây dựng thông điệp chiến dịch: thông điệp truyền thông là yếu tố quyết định sự “sống còn” của chiến dịch. Một thông điệp hay, truyền cảm hứng cộng hưởng với sự nổi tiếng của influencer sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ, điều này tạo nên sự khác biệt cho nhãn hàng. Thông điệp truyền thông sẽ bám sát mục tiêu chiến dịch ban đầu bạn đặt ra, bạn phải hiểu nhãn hàng hướng đến điều gì để đưa ra thông điệp phù hợp.

Bước 4: Quyết định ngân sách cho chiến dịch: Ngân sách chiến dịch sẽ ảnh hưởng đến bậc influencer mà bạn chọn cho chiến dịch hoặc ngược lại nếu từ đầu nhãn hàng đã yêu thích và hướng đến một influencer cụ thể thì chi phí booking kèm một số chi phí phát sinh khác sẽ là ngân sách cho chiến dịch lần này của bạn. Tuy nhiên luôn hãy xác định ngân sách sau đó chọn lựa influencer để đảm bảo hiệu quả chiến dịch nằm trong tầm kiểm soát chi phí.

Bước 5: Xác định influencer và liên hệ hợp tác: Sau khi xác định tất cả yếu tố cần thiết cho chiến dịch, bạn sẽ tổng hợp và liệt kê những influencers phù hợp, liên hệ xin báo giá và cân đối với ngân sách để đưa ra quyết định hợp tác sau cùng. Chọn influencer sẽ phải khớp với yêu cầu chi tiết về chiến dịch như hình ảnh influencer, hành vi người theo dõi họ, ngành hàng, hiệu quả tương tác,…để tối ưu hiệu suất cho chiến dịch.

Bước 6: Theo dõi hiệu quả chiến dịch: Đây là bước cuối cùng nhưng quan trọng để đánh giá, rút kinh nghiệm và hiểu rõ hơn những ưu, khuyết điểm của thương hiệu, khách hàng và mức độ phù hợp của nhãn hàng với influencer.

Bạn có thể áp dụng một số cách sau để kiểm soát hiệu quả chiến dịch:

  • Tạo hashtag về chiến dịch để kiểm soát các lượt tương tác
  • Đề nghị influencer tổng hợp các chỉ số tương tác (lượt view story, lượt reach, lượt reaction)
  • Đề nghị influencer thêm đường link có mã theo dõi để kiểm soát các đơn hàng phát sinh từ bài viết của influencer.
Kiểm soát hiệu quả chiến dịch thông qua lượt tương tác
Kiểm soát hiệu quả chiến dịch thông qua lượt tương tác

Influencer marketing đang dần phổ biến rộng rãi trong cộng đồng vì thế mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Nếu bạn muốn tham gia vào đường đua này, nhất định phải bổ sung nhiều kiến thức và nhạy bén với xu hướng đổi mới mỗi ngày của thị trường để không bị thụt lùi về sau.

Có thể bạn quan tâm: 

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii