Hướng Dẫn Cách Bán Hàng Trên Amazon Không Cần Vốn

Viết bởi admin droppii - 21/12/2022
hướng dẫn cách bán hàng trên amazon không cần vốn

Amazon là nền tảng bán hàng và mua hàng online phổ biến hiện nay, là một kênh giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng cũng như không tốn chi phí thuê mặt bằng như mô hình kinh doanh truyền thống. Vậy bán hàng trên Amazon là gì, bán hàng Amazon có mất phí không và cách bán hàng trên Amazon không cần vốn, cùng Droppii tìm hiểu nhé.

1. Bán hàng trên Amazon là gì?

Bán hàng trên Amazon là gì? Hiểu theo cách đơn giản là bạn tạo tài khoản bán hàng Amazon và tiến hành đăng hình ảnh sản phẩm lên Website của Amazon. Khi có khách hàng mua hàng của bạn thì bạn sẽ mang sản phẩm đến gửi tại kho của Amazon và nhận tiền khi khách thanh toán (thanh toán online từ khách hàng hoặc nhận tiền thanh toán từ Amazon đối với khách hàng trả tiền mặt). Phía Amazon sẽ thực hiện công việc giao hàng cho khách và thu hộ tiền.

hướng dẫn cách bán hàng trên amazon

Amazon là một trang thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới với hàng tỷ lượt truy cập mỗi ngày. Nếu bạn có ý định kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử thì Amazon là kênh bạn không nên bỏ lỡ.

donghanh banner l

2. Bán hàng trên Amazon có mất phí không?

Bán hàng trên Amazon có mất phí không là câu hỏi của nhiều người hiện nay, bởi đây là những người chưa bán hàng trên nền tảng này và những người có ý định kinh doanh online trên Amazon.

hướng dẫn cách bán hàng trên amazon

Và một điều hiển nhiên đó là, bán hàng trên Amazon là một hoạt động kinh doanh nên đòi hỏi bạn phải chịu chi phí đầu tư. Dưới đây là các chi phí khi bán hàng trên Amazon:

2.1 Phí tài khoản của người bán

  • Phí tài khoản người bán trên Amazon được chia thành 2 nhóm:
  • Phí tài khoản chuyên nghiệp (Professional): bạn phải chi trả số tiền là 39.99$ mỗi tháng để duy trì tài khoản bán hàng, và không bị giới hạn số lượng sản phẩm bán ra.
  • Phí tài khoản cá nhân (Individual): đối với loại tài khoản này, bạn không phải trả phí duy trì tài khoản vào mỗi tháng, nhưng bạn phải trả tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm bán ra là 0.99$. Tuy nhiên, Amazon quy định bạn chỉ được bán tối đa 40 sản phẩm mỗi tháng.

2.2 Các khoản phí FBA

Cũng giống như phí tài khoản người bán, khoản phí FBA cũng được chia thành 2 loại:

  • Phí giới thiệu hay còn gọi là phí hoa hồng (Referral Fee): phí hoa hồng này đều tính cho cả hai loại tài khoản đã nêu ở trên (tài khoản chuyên nghiệp và tài khoản cá nhân). Mức phí hoa hồng tính cho mỗi sản phẩm bán ra là 15% giá bán, nhưng tùy theo từng danh mục sản phẩm thì mức phí giới thiệu này giao động trong khoản 6% – 20%. Tuy nhiên, khi đơn hàng đã giao thành công cho khách hàng thì mới tính mức phí này.

Ví dụ: giá sản phẩm bán ra là 20$, phí giới thiệu là 20$ x 15% = 3$. Nếu như giá bán ra nhân với 15% mà kết quả phí giới thiệu thấp hơn 1$ thì sẽ được tính là 1$.

  • Phí lựa chọn, gói hàng và xử lý trọng lượng sản phẩm: loại phí này tính dựa trên kích thước và trọng lượng hàng hóa. Mức phí tính giao động trong khoảng 3$ – 4.8$. Kích thước và trọng lượng của sản phẩm được chia thành 2 loại:
    • Sản phẩm có kích thước tiêu chuẩn (Standard size products): sản phẩm được đóng gói và có trọng lượng chuẩn dưới 20 Pound (1 Pound = 1 pound = 0,45359237 kg) và không có chiều nào của sản phẩm vượt quá kích thước 18x14x8 inches (1 inches = 2,54cm).
    • Sản phẩm vượt quá kích cỡ (Oversize products): sản phẩm vượt quy định trọng lượng trên 20 Pound hoặc vượt quá kích thước 18x14x8 inches.

Mỗi loại sản phẩm đều có sự chênh lệch giữa kích thước và trọng lượng, nên bạn phải tính toán kỹ giảm thiểu chi phí gửi hàng tại kho của Amazon.

2.3 Phí lưu trữ hàng hóa tại kho Amazon hàng tháng

Phí lưu trữ hàng hóa hiểu đơn giản là bạn chi trả phí bảo quản hàng hóa của bạn trong kho Amazon. Mức phí này được tính 2 chiều như sau:

  • Hàng hóa lưu kho dưới 6 tháng: mức phí lưu kho được tính rất thấp hoặc miễn phí lưu kho.
  • Hàng hóa lưu kho trên 6 tháng: số tiền chi trả sẽ được tính theo quy định của Amazon về kích thước hàng cũng như trọng lượng hàng hóa. Khi bán hàng trên Amazon bạn phải liên hệ để tìm hiểu rõ về mức tính phí lưu trữ trên 6 tháng, nhưng số tiền chi trả không đáng kể.

Xem thêm: Các Kho Hàng Dropshipping ở Việt Nam

2.4 Các khoản chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí trên thì bạn cần chuẩn bị vốn để chi trả

Xem thêm: 5 Chi Phí Làm Dropshipping Mà Chưa Ai Bật Mí Cho Bạn

3. Thực tế bán hàng trên Amazon có dễ dàng không?

Bán hàng trên Amazon có dễ dàng không, kinh doanh Amazon là một loại hình kinh doanh nhưng phương thức bán hàng trên nền tảng Website, do vậy bán hàng trên Amazon khiến bạn gặp nhiều khó khăn.

hướng dẫn cách bán hàng trên amazon

3.1 Độ cạnh tranh cao

Amazon là nền tảng bán hàng online lớn nhất thế giới, số lượng người bán hàng tham gia lên đến hàng tỷ người. Do đó, sản phẩm bán ra rất đa dạng, đi kèm với đó là sự cạnh tranh cao giữa người bán với nhau. Để có thể thu hút khách hàng cũng như cạnh tranh với các shop khác thì bắt buộc shop online của bạn phải bán sản phẩm tốt và độc đáo, có chương trình ưu đãi hấp dẫn, chính sách chăm sóc khách hàng tốt.

3.2 Sự sao chép lớn khi bán hàng Amazon

Ngoài là nền tảng bán hàng online thì chính công ty Amazon tự sản xuất sản phẩm để kinh doanh. Do đó, khi sản phẩm của người bán đang là xu hướng thị trường thì rất dễ bị Amazon sao chép để sản xuất và bán lại với giá thấp chỉ bằng ⅔ giá sản phẩm trên thị trường.

Do vậy, khi bán hàng Amazon bạn nên cẩn trọng vì Amazon không chỉ là nền tảng giúp bạn kinh doanh online mà còn là đối thủ cạnh tranh đáng ghờm.

3.3 Chuẩn bị nguồn vốn khi bán hàng Amazon

Giống những nền tảng bán hàng online hiện nay như: shopee, Lazada.. thì khi bán hàng trên Amazon bạn phải trả một số khoản phí sau đây:

  • Chi phí tài khoản
  • Chi phí quảng cáo
  • Chi phí vận chuyển
  • Chi phí FBA
  • Các khoản chi phí phát sinh khác.

3.4 Dễ dàng bị tạm ngưng tài khoản

Khi bán hàng trên Amazon, người bán rất dễ bị khóa tài khoản, hoặc đình chỉ tài khoản nếu có báo cáo về sản phẩm khi giao cho khách hàng kém chất lượng hoặc không giống như trên bài đăng bán hàng.

Khi bị khóa tài khoản, chủ tài khoản có thể kháng cáo nhưng tỷ lệ lớn là các tài khoản đều bị vô hiệu hóa sử dụng. Đây là hạn chế rất lớn khi bán hàng trên Amazon, bởi với trường hợp đối thủ cạnh tranh có thể hãm hại bạn, đi báo cáo sản phẩm của bạn kém chất lượng để nhằm loại trừ đối thủ. Vì thế bạn có thể trang bị cho mình nhiều tài khoản bán hàng.

4. Cách bán hàng trên Amazon không cần vốn tại Việt Nam

Amazon là nền tảng bán hàng online nhiều tiềm năng, số lượng người truy cập trang lên đến hàng triệu người mỗi ngày. Để bán hàng Amazon bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Cách bán hàng trên Amazon không cần vốn tại việt nam

Bước 1: Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng phù hợp

Nếu bạn có sản phẩm bán thì rất tuyệt vời, nhưng nếu chưa có sản phẩm phù hợp bạn phải nghiên cứu thị trường và lựa chọn sản phẩm được nhiều khách hàng tiêu dùng, bởi các loại sản phẩm này dễ bán.

Lưu ý, bạn nên tìm kiếm nguồn hàng uy tín, chất lượng và có giá bán thấp mới thu hút được khách hàng và có thể tồn tại và phát triển thương hiệu kinh doanh của mình cũng như cạnh tranh với các đối thủ.

Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa

Khi đã tìm được ngành hàng tiềm năng, bạn cần phải thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Điều này giúp bạn thu hút được sự quan tâm của người dùng đến với cửa hàng hơn.

Để hàng hóa lưu hành quốc tế thì nó cần phải có barcode quốc tế GTIN. Đây chính là mã nhận dạng hàng hóa quốc tế, giúp phân biệt những sản phẩm với nhau và chúng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Những mã GTIN nhận dạng thông dụng trên thế giới

  • EAN (European Article Number): mã hàng hóa sử dụng ở các nước châu u, bao gồm 13 chữ số.
  • JAN (Japanese Article Number): đây là mã hàng hóa dùng cho hàng thương mại ở Nhật, gồm 8 – 13 chữ số.
  • UPC (Universal Product Code): là mã ID định dạng hàng hóa tiêu chuẩn được sử dụng tại Hoa Kỳ. UPC có thể mua từ GS1 (Hiệp hội mã số châu u) và chuyển sang thành mã vạch để dán lên sản phẩm.
  • FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit): là một mã quản lý dành riêng cho sản phẩm bày bán trên Amazon FBA. Loại mã này khi nhà bán hàng đăng sản phẩm và sử dụng dịch vụ FBA thì Amazon sẽ cấp mã này cho người bán.
  • ISBN (International Standard Book Number): là mã ID hàng hóa chuyên sử dụng cho mặt hàng sách. Thông tin liên quan với ngày xuất bản của sản phẩm. Có hai loại mã chính là 10 chữ số hoặc dãy 13 chữ số.

Bước 3: Lựa chọn tài khoản bán hàng

Có rất nhiều người thắc mắc rằng “bán hàng trên Amazon có mất phí không” thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào tài khoản bán hàng của bạn. Sau khi chọn được mặt hàng phù hợp, người bán cần phải lựa chọn tài khoản bán hàng cho mình. Bbán hàng trên Amazon có 2 loại tài khoản:

  • Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional)
  • Gói bán hàng cá nhân

Bước 4: Đăng ký tài khoản bán hàng

Đăng ký tài khoản bán hàng là một quá trình không phải đơn giản và yêu cầu qua nhiều quá trình xác minh. Bạn cần liên hệ Amazon để thực hiện quy trình này.

Bước 5: Bắt đầu bán hàng

Sau khi đã tạo xong tài khoản bán hàng, bạn bắt đầu cách bán hàng trên Amazon không cần vốn. Lúc này bạn cần tìm hiểu về phương thức kinh doanh trên Amazon. Có 2 loại hình kinh doanh chính:

  • FBM (Fulfillment by Merchant): Đây là hình thức bán hàng mà đơn hàng sẽ được xử lý bởi bên thứ 3 chứ không phải là Amazon. Lúc này, người bán chỉ có trách nhiệm lưu kho, đóng gói hàng hoá và gửi bưu kiện đến tay khách mua hàng.
  • FBA (Fulfillment by Amazon): Hình thức bán hàng này hỗ trợ các nhà bán hàng nhỏ lẻ, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ cho người mua hàng. Với hình thức này, bạn chỉ cần gửi hàng đến kho của Amazon. Tại đây, sản phẩm của bạn sẽ được lưu kho và bảo quản một cách tốt nhất. Khi có đơn hàng phát sinh thì bộ phận phân loại, đóng gói và chuyển hàng của Amazon sẽ giúp bạn chuyển hàng tới cho người mua. Ngoài ra, Amazon cũng đảm nhiệm luôn công việc chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng.

Xem thêm: Dropshipping Trên Amazon: Lựa Chọn Nguồn Hàng Như Nào Cho Đúng?

5. Kinh doanh online hình thức dropshipping

Thời gian gần đây, dropshipping đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Hình thức này rất phù hợp với những người đam mê kinh doanh, bán hàng nhưng có số vốn hạn chế hoặc sợ gặp phải những rủi ro không đáng có trong kinh doanh online.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hình thức kinh doanh dropship ở Việt Nam, đã có nhiều đơn vị đứng ra làm cầu nối cho chuỗi cung ứng này. Một trong số đó là Droppii – Nền tảng thương mại điện tử cho sản phẩm tư vấn.

Dropii ra đời với sứ mệnh mang lại những giải pháp tối ưu cho những nhà bán hàng:

  • Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
  • Giảm bớt gánh nặng chi phí vận hành
  • Kinh doanh mọi lúc, mọi nơi
  • Đa dạng hóa sản phẩm dropshipping
  • Ứng dụng công nghệ tiên tiến
  • Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn

Được thành lập từ năm 2018, đến nay Droppii đã thu hút hơn 65.000 người tham gia bán hàng trực tuyến và hơn 400 đơn vị cùng cấp sản phẩm. Đặc biệt hơn, Droppii thể hiện sự quan tâm tới những cá nhân chưa có kinh nghiệm về kinh doanh online cũng như hình thức dropshipping bằng các khóa đào tạo hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể trở thành đối tác kinh doanh hoặc nhà phát triển sản phẩm rất đơn giản trên nền tảng Droppii. Chỉ cần điền thông tin vào form đăng kí dưới bài viết, bạn sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhân viên của Droppii.

Đừng ngại ngần trở thành đối tác của Droppii ngay và luôn bởi mọi thủ tục đều cực kì nhanh gọn và dễ dàng, dù bạn mới kinh doanh hay đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực dropshipping.

Hy vọng với hướng dẫn về cách bán hàng trên Amazon không cần vốn cho người mới bắt đầu mà Droppii vừa chia sẻ giúp bạn tích lũy thêm được kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Amazon để có thể áp dụng cho bản thân. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới, Droppii sẽ giải đáp miễn phí cho bạn. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii