Các Nền Tảng Dropshipping Uy Tín Hiện Nay
Mọi hành trình dropshipping thành công phải bắt đầu từ việc có một nền tảng dropshipping tốt. Bởi khách hàng sẽ không thể truy cập vào website của bạn để mua hàng nếu không có trang web bán hàng niêm yết sản phẩm. Với thị trường dropshipping đang rất sôi động thì việc chọn lựa các nền tảng dropshipping uy tín cũng là một vấn đề mà các nhà kinh doanh cần đặc biệt lưu tâm.
1. Tổng quan về dropshipping
Dropshipping hoặc Dropship là một loại hình kinh doanh cho phép một công ty hoạt động mà không cần giữ hàng tồn kho và có một nhà kho để chứa sản phẩm của họ, nhưng không phải tự phân phối sản phẩm đến khách hàng của họ. Cách thức hoạt động là nhà bán lẻ phối hợp với nhà cung cấp dropshipping để sản xuất và lưu kho sản phẩm, đóng gói sản phẩm và vận chuyển chúng đến khách hàng của họ, đại diện cho nhà bán lẻ.
Nói một cách cụ thể hơn, phương thức hoạt động của dropshipping như sau:
- Khách hàng đặt hàng một sản phẩm trên trang web thương mại điện tử của nhà bán lẻ.
- Nhà bán lẻ chuyển tiếp đơn đặt hàng cùng chi tiết khách hàng cho nhà cung cấp dropshipping.
- Nhà cung cấp dropshipping đóng gói và giao hàng tận tay đến khách hàng dưới danh nghĩa của nhà bán lẻ.
Loại hình bán lẻ này rất hấp dẫn vì nó cho phép các cửa hàng không nhất thiết phải có một địa điểm kinh doanh cố định như văn phòng hay nhà kho. Thay vào đó, tất cả những gì họ cần là một chiếc laptop có kết nối internet và một trang web bán hàng uy tín để tiếp cận với lượng tệp khách hàng lớn.
Nền tảng dropshipping là bên thứ 3 cung cấp những công cụ, sản phẩm và dịch vụ dành cho người bán dropship, qua đó giúp họ có thể dễ dàng kết nối với nguồn hàng, quản lý việc kinh doanh và tương tác với khách hàng tốt hơn.
Một nền tảng dropshipping trong kinh doanh online bao gồm những tính năng cơ bản sau:
- Tạo website/trang bán hàng trực tuyến tùy chỉnh: Cho phép người sử dụng tạo nên một trang web nơi khách hàng dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm
- Quản lý website: Hỗ trợ người bán theo dõi số lượng mặt hàng đăng tải trên trang web của họ
- Quản lý đơn hàng: Giúp người bán kiểm soát số lượng đơn hàng mà khách hàng đặt trên website đồng thời theo dõi quá trình giải quyết đơn hàng của họ
- Xử lý thanh toán: Khách hàng thực hiện giao dịch với người bán trên trang thanh toán.
- Phân tích bán hàng: Giúp người tiêu dùng theo dõi được hoạt động mua sắm của họ và có những điều chỉnh thích hợp.
Hiện nay, có 2 loại nền tảng dropshipping:
- Marketplace – chợ thương mại trực tuyến
- E-commerce platforms – nền tảng thương mại điện tử
Xem thêm: Tất tần tật về dropshipping bạn cần biết
2. Các nền tảng dropshipping ở Việt Nam
2.1. Printub
Printub là nền tảng Dropshipping Việt Nam có nguồn hàng 100% của Việt Nam, cung cấp giải pháp in ấn theo nhu cầu. Nền tảng này cho phép bạn thiết kế tuỳ biến và đồng bộ hoá cũng như xử lý đơn hàng.
Ưu điểm:
- Là nền tảng Dropshipping Việt Nam uy tín.
- Sản phẩm đa dạng, hầu hết là hàng thời trang.
- Đơn đặt hàng được thực hiện ngay lập tức.
Nhược điểm:
- Nền tảng Dropshipping này còn khá mới, các cơ chế cũng chưa được hoàn chỉnh.
2.2. PingGo
PingGo là nền tảng dropshipping tích hợp với mô hình affiliate, chuyên về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, sản phẩm chăm sóc mẹ và bé, hàng gia dụng.
PingGo là nền tảng dropshipping Việt Nam đầu tiên thiết kế sẵn nút Copy cạnh hình ảnh và mô tả sản phẩm giúp bạn có thể dán ở nơi khác rất đơn giản giống với những trang mua sắm hay mạng xã hội. Khi có đơn đặt hàng, bạn sẽ lấy thông tin và thực hiện đặt hàng bên nền tảng PingGo. Sau đó hệ thống sẽ giao hàng và tiến hành thanh toán cho bạn.
Trên nền tảng dropshipping, hình thức kinh doanh gom nhiều đơn và đặt hàng một lúc khá phổ biến. Cụ thể, bạn sẽ đưa thông tin sản phẩm lên các trang mạng xã hội để những người có nhu cầu sẽ cùng đặt hàng. Sau đó, bạn sẽ nhập thông tin khách đặt hàng lên nền tảng PingGo để hệ thống vận chuyển sản phẩm đến tận tay họ.
Ưu điểm:
- Nền tảng dropshipping này dễ dàng đăng ký và sử dụng.
- Được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình hoạt động.
- Sản phẩm uy tín, có thương hiệu.
Nhược điểm:
- Khó chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội do có bản quyền thương hiệu.
2.3. Netsale
Đây là nền tảng Dropship toàn diện nhất tại Việt Nam. Nguồn hàng hoá trên nền tảng này chủ yếu là 1688, AliExpress, Taobao và các nhà cung cấp Việt Nam. Với Netsale, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, xử lý đơn hàng và giám sát quá trình vận chuyển từ khi xuất xưởng đến lúc giao cho khách hàng.
Ưu điểm:
- Nền tảng miễn phí, có ngôn ngữ tiếng Việt.
- Quy trình vận chuyển linh hoạt.
- Dễ dàng đẩy sản phẩm trên nhiều nền tảng E-commerce như Shopify, Woocommerce,…
Nhược điểm:
- Chất lượng sản phẩm không đồng đều.
2.4. Droppii
Droppii là nền tảng gắn kết giữa đơn vị bán hàng với các nhà phân phối sản phẩm. Droppii kinh doanh gần 2.000 mặt hàng chất lượng cao khác nhau đa dạng từ thiết bị sắc đẹp – sức khỏe, nội thất, các sản phẩm công nghệ cho tới quần áo và phụ kiện. ..
Dropshipping là mô hình kinh doanh giảm thiểu nhiều rủi ro cho cá nhân kinh doanh. Khi có khách hàng đặt sản phẩm, người bán chỉ cần lên đơn ngay trên ứng dụng và Droppii sẽ giao thẳng đến tay người mua. Đối tác kinh doanh của Droppii không lo cần phải lo nhập hàng, lưu trữ sản phẩm, đóng gói, do đó bạn sẽ giảm được nhiều chi phí như vốn nhập hàng, chi phí bao bì, kho bãi.
3. Các nền tảng dropshipping ở nước ngoài
3.1. Inventory Source
Với hơn 180 nhà cung cấp và 200.000 sản phẩm dropshipping, phủ rộng trên mọi lĩnh vực, Inventory Source sẽ là nền tảng Dropship tiếp theo mà bạn cần cân nhắc. Để hỗ trợ cho nhu cầu của người bán, Inventory Source có một trình quản lý danh mục nguồn hàng trực tuyến giúp bạn dễ dàng sử dụng. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí với các tính năng đơn giản như truy cập vào trình quản lý nhà cung cấp, danh mục sản phẩm và cơ sở dữ liệu sản phẩm.
Ưu Điểm:
- Danh mục sản phẩm phong phú.
- Có một tài khoản khác.
- Hàng tồn kho và đơn đặt hàng của bạn đều tự động.
Nhược điểm:
- Phí của nhà cung cấp không đồng đều.
- Thiếu công cụ phân tích thị trường.
3.2. Spocket
Spocket là một trong các nền tảng Dropshipping nước ngoài tốt nhất. Nó cung cấp lập hoá đơn có thương hiệu và cho phép người sử dụng truy cập đến hàng nghìn nhà cung cấp Dropshipping. Nền tảng rất dễ dùng và cũng làm việc tốt với một số nhà cung cấp của bên thứ ba như Etsy.
Ưu điểm:
- Phần lớn các nhà cung cấp đến từ Mỹ hoặc Châu u, nhiều mặt hàng có thể mua trong 2-5 ngày làm việc.
- Lập hoá đơn có thương hiệu giúp bạn giữ được thương hiệu của mình ổn định trong suốt quá trình bán hàng và nâng cao niềm tin của khách hàng.
Nhược điểm:
- Mặc dù một số sản phẩm có chất lượng nhưng nó không có số lượng như những nền tảng khác, do đó bạn sẽ không nhìn được đúng hàng hoá mà bạn đang mua.
3.3. AliExpress
AliExpress là một trong các nền tảng Dropshipping lớn nhất hiện nay trên thế giới, bán hàng triệu sản phẩm với đăng ký miễn phí. Bạn có thể mua một loạt những mặt hàng khác nhau như điện tử, quần áo, phụ kiện, đồ handmade, trang sức, mỹ phẩm và nhiều hơn thế nữa.
Ưu điểm:
- Cung cấp hàng triệu sản phẩm Dropshipping với giá ưu đãi.
- Giao hàng miễn phí trên toàn quốc, do đó bạn không phải trả tiền hoặc phải thanh toán chi phí vận chuyển với mọi giao dịch.
Nhược điểm:
- Đôi khi có tình trạng hàng nhận về không như quảng cáo.
- Thời gian giao hàng kéo dài. Khoảng từ 1 tuần đến 60 ngày.
3.4. Doba
Những đặc tính nổi bật biến Doba trở thành nền tảng dropshipping được nhiều người sử dụng có thể kể đến là:
- Công cụ xuất dữ liệu tùy chỉnh: Công cụ này tương thích với Shopify, WooCommerce, Big Commerce, Magento… giúp bạn nhanh chóng quảng bá thương hiệu.
- Phân tích hiệu quả của nhà cung cấp: Điều này được tiến hành dựa trên dữ liệu như tốc độ giải quyết đơn hàng và vận chuyển, tần suất kiểm tra sản phẩm, lượng phản hồi tin nhắn…
- Chức năng quản lý lô hàng sau khi ra khỏi xưởng cho đến lúc chuyển đến tay khách.
Ưu điểm:
- Được sử dụng thử nghiệm trước khi thanh toán.
- Dễ dàng tải sản phẩm lên nhiều website như eBay, Amazon và Shopify.
Nhược điểm:
- Giá sản phẩm tương đối cao so với các nền tảng khác.
3.5. SaleHoo
SaleHoo là nền tảng Dropshipping liên kết các công ty Dropshipping với nhà cung cấp dropshippers để họ phát triển cùng nhau.
Ưu điểm:
- Nhà cung cấp chịu trách nhiệm về hàng hoá tồn kho. Bạn không phải tích trữ hàng hoá và không phải lo ngại về bao bì hay giá cả của chúng.
- SaleHoo kết nối các công ty dropshipping với hơn 8.000 dropshipper hợp pháp.
- Cho phép bạn có thêm lựa chọn đối với sản phẩm của bạn.
- SaleHoo có phòng thí nghiệm nghiên cứu thị trường cho bạn thấy sản phẩm nào tốt nhất trên thị trường.
Nhược điểm:
- Có thể gặp phải tình trạng khan hiếm hàng bất ngờ, ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.
Trên đây là một vài nền tảng dropshipping uy tín bạn có thể tham khảo để bắt đầu kinh doanh với hình thức này. Hãy nhớ tìm hiểu thật kỹ để tránh sai sót không đáng có khi bắt đầu vận hành nhé.