5 chi phí làm dropshipping mà chưa ai bật mí cho bạn
Chúng ta vẫn hay lầm tưởng, làm dropshipping sẽ không cần bất cứ một đồng vốn nào nhưng thực chất thì không đúng như tưởng tượng. Để làm dropshipping được trơn tru, chuyên nghiệp và hiệu quả, tài chính là điều khá quan trọng vì bạn cần đầu tư cho những mục nhất định. Cùng tìm hiểu xem những chi phí làm dropshipping mà trước nay chưa ai nói với bạn trong bài viết này nhé.
1. Lợi nhuận từ dropshipping có như người ta đồn thổi?
Với dropshipping không cần nhiều vốn. Nhưng bạn sẽ không dễ dàng kiếm được cả nghìn đô giống như quảng cáo. Thực tế thì, dropshipping chỉ là mô hình kinh doanh để các công ty thử nghiệm sản phẩm mà không cần mua hàng nghìn sản phẩm đó để lưu trong kho.
Mọi thứ có thể bắt đầu từ chiếc máy tính kết nối internet. Bán hàng không cần quản lý và lưu trữ hàng tồn kho. Vì đầu tư ít nên lợi nhuận thu về cũng ít. Mỗi lần bán hàng, chi phí thu về sẽ được chuyển cho nhà cung cấp, số tiền chênh lệch bạn nhận được cũng khá ít ỏi.
Chắc chắn, khoản thu từ dropshipping sẽ không đủ để bạn trang trải chi phí tiếp thị, quảng cáo hay chăm sóc website nếu bạn làm dropshipping không hiệu quả. Bên cạnh đó, bắt đầu một cửa hàng dropshipping cũng giống như bất kỳ cửa hàng thương mại điện tử nào khác. Nó đòi hỏi bạn phải học những thứ khác nhau để tự vận hành, nếu không bạn sẽ phải thuê người làm việc, những công việc như digital marketing, thiết kế, viết bài quảng cáo, …
Thêm vào đó, một dropshipper luôn phải đối mặt với nguy cơ cần đối phó với các nhà bán buôn, nhà cung cấp, xử lý đơn hàng, trả hàng hay dịch vụ khách hàng. Điểm mấu chốt ở đây là, tiếp cận dropshipping sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn có lưu lượng truy cập ổn định trên website.
2. Chi phí cần để làm những việc gì của dropshipping?
Khi làm dropshipping, bạn không cần bỏ tiền mua sản phẩm trước, không phải chuẩn bị kho hàng, bạn chỉ cần đầu tư cho marketing. .. đây là cái hay của dropshipping. Nhưng bạn cần chi phí cho xây dựng một cửa hàng online thật đẹp, thật tốt để có hiệu quả cao. Bạn cũng cần đầu tư cho quảng cáo online.
Tổng quát, thì đây là một số công việc mà bạn sẽ cần ngân sách để thực hiện:
- Xây dựng cửa hàng online.
- Chi phí xây dựng hệ thống cung ứng sản phẩm.
- Chi phí nếu sản phẩm bị đổi trả (refund)
- Chi phí marketing
- Chi phí khác
Đọc thêm: Có Nên Làm Dropshipping Ở Nước Ngoài?
3. Các chi phí khi làm dropshipping
3.1. Chi phí xây dựng website
Ở đây tôi chọn nền tảng WordPress/Woocommerce để làm website bán hàng dropshipping. Vì là mã nguồn mở nên chi phí có thể nói là thấp nhất trên hầu hết các nền tảng eCommerce hiện nay. Khả năng tùy biến cao, đặc biệt khi làm dropshipping thì tuỳ theo loại hàng bạn định bán sẽ có nhiều tính năng trên website cần phải tùy chọn nhằm tối ưu hóa việc chuyển đổi.
WordPress là nền tảng mà bạn có thể tạo một cửa hàng trực tuyến dropshipping tùy chỉnh. Nền tảng này miễn phí, có nghĩa là bạn không phải chi trả bất kỳ khoản nào khi phát triển trang web của mình trên WordPress. Qua internet, 34% số trang web dựa trên WordPress, có nghĩa là cứ mỗi 3 website bạn tìm kiếm trên internet sẽ xuất hiện 1 website được xây dựng trên nền tảng WordPress. Ngoài ra, bạn không cần bất kỳ kiến thức về kỹ thuật hàng đầu nào để sử dụng WordPress vì nó rất đơn giản khi thực hiện.
Một phần miễn phí cũng vô cùng cần thiết nữa trong cửa hàng dropshipping của bạn là WooCommerce. WooCommerce là một Plugin WordPress cung cấp chức năng thương mại điện tử trên trang web của bạn.
WooCommerce giúp bạn biến trang web WordPress của bạn trở thành cửa hàng trực tuyến chỉ với một vài cú click chuột. 99% số cửa hàng dropshipping miễn phí trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Anh được cung cấp bởi WooCommerce. WooCommerce cũng dễ dàng để kết nối với cửa hàng được xây dựng dưới nền tảng WordPress.
3.2. Chi phí xây dựng hệ thống cung ứng sản phẩm
Tên miền (Domain)
Khi cửa hàng của bạn đã mở thì bạn cần thêm tên miền vào trang web của mình. Khách hàng sử dụng nó để vào trang web của bạn và địa chỉ này được gọi là URL. Tên miền có các tuỳ chọn như. com, . net, . org, . uk, . us, v.v. .. Công cụ tốt nhất với doanh nghiệp của bạn sẽ là. com. Bạn sẽ tốn khoảng 15 đô la vào tên miền. com của bạn.
Hosting
Khi trang web của bạn đã hoàn thành, bước cuối cùng là tải nó lên internet. Bạn cần một số không gian để lưu trữ trang web của bạn và quá trình đó được gọi là Website Hosting. Có những trang web cung cấp dịch vụ hosting. Vì bạn chưa làm quen với dropshipping và trang web của bạn mới ra đời nên bạn sẽ không cần các dịch vụ Hosting cao cấp, bạn hãy lựa chọn một gói cơ bản. Các gói dịch vụ Website Hosting dao động từ 40 $ đến 170 $ tuỳ theo nhu cầu của bạn.
Chi phí cho nền tảng phân phối sản phẩm
Đó là những công ty trung gian để bạn tiếp cận với các nguồn hàng địa phương. Bạn sẽ được truy cập vào các sản phẩm tốt và thời gian giao hàng nhanh chóng. Nhưng không miễn phí đâu nhé. Đa số nền tảng dropshipping tính phí khoảng $20 – $30 một tháng và có thể lên đến trên $100 một tháng phụ thuộc vào đơn đặt hàng.
3.3. Chi phí nếu sản phẩm bị đổi, trả
Với dropshipping, hoặc với nhiều cửa hàng eCommerce cũng thế, bạn sẽ cần sẵn sàng nếu khách hàng yêu cầu đổi sản phẩm, trả lại tiền hay đòi đền bù. Và bạn sẽ tốn thêm chi phí (chúng ta luôn có cách để giảm tỷ lệ này) .
3.4. Chi phí marketing
Vì bạn là người mới trên thị trường và sẽ mất khá nhiều thời gian nếu bạn làm marketing thông thường, nếu bạn cần một phương pháp cho kết quả nhanh chóng hơn, bạn hãy sử dụng các quảng cáo có trả phí. Trung bình, quảng cáo trên google tốn 1 hoặc 2 S cho mỗi lần click (CPC) và những phương tiện khác như Facebook có giá 5,95 $ cho hàng nghìn lần nhấp.
Để thu hút khoảng 100 người sử dụng vào trang web của bạn thông qua quảng cáo, bạn sẽ trả khoảng 60 đô la từ quảng cáo Facebook và khoảng 100 đô la cho quảng cáo google. Lúc đầu, nó sẽ rất tốn kém, nhưng nó giúp mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng và cải thiện khả năng tiếp cận thương hiệu của bạn.
Bạn chọn phương pháp kéo traffic nào là phụ thuộc vào điều kiện, kỹ năng của bạn nữa. Nhưng mà bạn vẫn cần vốn đầu tư.
3.5. Chi phí làm dropshipping khác
Ngoài ra, bạn có thể cần đầu tư vào những phần việc khác như kiểm tra hàng, nâng cấp hệ thống hay thuê người làm.
Dropshipping không dễ dàng và cũng không rẻ. Nhưng nó tốt hơn nhiều so với bán lẻ trực tuyến truyền thống hay các loại hình thương mại tương tự. Với các gợi ý về chi phí là dropshipping như trên, sẽ không quá khó để bạn có thể tự chuẩn bị sẵn sàng về tài chính trước khi bắt đầu hành trình kinh doanh mới này.
Có thể bạn quan tâm: