Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Bạn đã tiết kiệm đủ vốn và muốn tự lập nên doanh nghiệp của riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Lời khuyên là bạn hãy bắt đầu từ việc lập một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết để hiểu rõ từng bước mình cần làm và sau đó chỉ cần bắt tay vào hành động theo kế hoạch đã đề ra. Bài viết này, Droppii sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chỉn chu nhất, cùng tham khảo nhé!
Xem thêm:
Chiến thuật kinh doanh online
Bài học kinh doanh
Tiếp Thị Liên Kết Là Gì? Cách Làm Tiếp Thị Liên Kết Hiệu Quả
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là một bản mô tả toàn bộ quá trình kinh doanh của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch sẽ nêu ra toàn bộ phương hướng hoạt động, tình hình tài chính, định vị sản phẩm, phân tích đối thủ cạnh tranh và đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai. Vì thế, kế hoạch kinh doanh như một tấm bản đồ hướng doanh nghiệp đi đúng đường và mục tiêu đặt ra. Nhìn vào đây, bạn sẽ nhìn được tổng quát những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Ngoài ra, một bản kế hoạch kinh doanh tốt còn là tiền đề để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp với các đối tác và nhà đầu tư, thu hút họ hợp tác với doanh nghiệp của bạn.
2. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định để đảm bảo các yếu tố cốt lõi cần có, cụ thể:
2.1. Thông tin chính xác, trung thực
Khi lập một bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần thu thập khá nhiều thông tin về thị trường, chính sách kinh tế của đất nước, đối thủ kinh doanh…và phải đảm bảo tất cả đều được lấy từ nguồn uy tín đã được kiểm chứng.
2.2. Mục tiêu rõ ràng
Kế hoạch kinh doanh cần có mục tiêu rõ ràng và thể hiện đúng những gì doanh nghiệp cần làm trong một khoảng thời gian nhất định. Ngay từ đầu, doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu của bản kế hoạch, vì đó là kim chỉ nam của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được thành công như mong đợi.
Người lập kế hoạch kinh doanh có thể xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART. Đó là nguyên tắc đo lường mà bản kế hoạch của bạn cần đạt được:
- Specific (cụ thể): Bản kế hoạch nêu ra rõ ràng những gì đang có, từ nguồn lực nội tại (vốn, sản phẩm, tầm ảnh hưởng trên thị trường…) đến mục tiêu trong tương lai và các chiến lược để đạt được mục tiêu đó và tất cả đều phải được thể hiện thông qua những con số, khảo sát cụ thể.
- Measurable (đo lường được): Những dự định, kết quả mà bạn đặt ra đều phải có thang điểm quy đổi để đo lường được kết quả xem cần đạt những yếu tố gì và đạt bao nhiêu phần trăm để hướng đến mục tiêu lớn cuối cùng.
- Attainable (có thể đạt được): Đặt ra mục tiêu cao để hướng đến thành công là việc tốt tuy nhiên không thể quá xa vời với thực trạng của doanh nghiệp hiện tại.
- Relevant (có tính khả thi): Ngoài việc đặt mục tiêu trong một giới hạn có thể đạt được, bạn cũng cần minh chứng tính khả thi, dựa vào các số liệu thống kê thu thập được, bạn xác định xu hướng thị trường trong thời gian tới và bản kế hoạch phải bám sát xu hướng phát triển đó.
- Time (thời gian cụ thể): Tất nhiên không thể có bản kế hoạch kinh doanh không thời hạn. Việc xác định thời gian cụ thể cho từng công việc, từng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng đường theo thời gian ban đầu đã đề ra.
2.3. Nội dung súc tích, ngắn gọn
Kế hoạch kinh doanh cần có đầy đủ thông tin đầu tư như nguồn vốn, sản phẩm và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên không nên quá dài dòng, diễn giải lan man gây ra quá tải thông tin và không nắm được các điểm chính của kế hoạch.
Bản kế hoạch kinh doanh cần súc tích, ngắn gọn để dễ dàng xem, bổ sung và điều chỉnh.
2.4. Phù hợp với người đọc
Bản kế hoạch kinh doanh khi hoàn chỉnh sẽ được gửi đến nhiều người như sếp, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,…và trong số họ không phải ai cũng hiểu được hết những thuật ngữ chuyên ngành, từ viết tắt,… mà bạn thể hiện. Vì vậy bạn phải chọn lọc sử dụng ngôn từ phù hợp, đúng nghĩa, dễ hiểu và có một phụ lục giải nghĩa những thuật ngữ chuyên ngành, cụm từ viết tắt, tên riêng được sử dụng trong bản kế hoạch kinh doanh.
3. Các bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả
3.1. Khái quát kế hoạch kinh doanh
Hãy xác định rõ ý tưởng kinh doanh của bạn trước khi bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh. Đừng sợ ý tưởng của mình đang có người thực hiện, chỉ cần bạn viết ra kế hoạch cụ thể, tốt, bám sát vào các số liệu phân tích và có những chiến lược độc đáo, ấn tượng thì chắc chắn vẫn đến được thành công. Điều lưu ý ở đây là kể cả những ý tưởng vượt quá sức tưởng tượng của mọi người vẫn không sao, miễn bạn thật sự nghiêm túc và thực hiện nó cùng những công cụ hỗ trợ chiến lược.
3.2. Giới thiệu doanh nghiệp
Trình bày đầy đủ về doanh nghiệp bao gồm các thông tin tên, mã số thuế, địa chỉ, hình thức và sản phẩm kinh doanh,…để thể hiện tính pháp lý của doanh nghiệp. Sau đó là những thông tin về sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, đây sẽ là những giá trị dài hạn mà doanh nghiệp trân trọng và theo đuổi.
Tiếp theo là phân tích theo biểu đồ SWOT (Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Threats – Thách thức) để có cái nhìn tổng quan về thị trường và điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp.
3.3. Sản phẩm và dịch vụ
Kế hoạch kinh doanh không thể thiếu sản phẩm/ dịch vụ bạn kinh doanh. Bạn sẽ đưa các thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình sau đó phân tích và đánh giá tổng thể để đưa ra chiến lược cụ thể cho sản phẩm/ dịch vụ.
3.4. Phân tích thị trường
Nghiên cứu thị trường là một việc cực kỳ quan trọng khi bạn muốn lập bản kế hoạch kinh doanh. Khác với việc nghiên cứu thị trường cho các chiến dịch marketing hay tung ra sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường cho một bản kế hoạch kinh doanh cần được làm tỉ mỉ, tập hợp nhiều nguồn và hiểu thật rõ thị trường để dự đoán được hướng phát triển cho doanh nghiệp sắp tới.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu Quả Bạn Nên Biết
3.5. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau khi phân tích về thị trường, tiếp theo bạn nên lập bảng phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình. Điều lưu ý ở đây là hãy xác định đúng đối thủ cạnh tranh dựa trên phân khúc sản phẩm, khách hàng mục tiêu, thị phần nhắm đến, vị trí địa lý,… để có sự so sánh chính xác nhất.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn một lần nữa nhìn nhận lại thị trường từ những chiến lược đối thủ đang đi, học hỏi và rút ra những bài học từ những gì họ đã làm để áp dụng cho doanh nghiệp của mình những gì tinh hoa nhất.
3.6. Chiến lược tiếp thị & bán hàng
Sau khi đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp, bạn phải lập các chiến lược, và quan trọng nhất trong số đó là chiến lược tiếp thị và bán hàng. Hai chiến lược này nắm vai trò quyết định doanh nghiệp sẽ phát triển đến đâu và có tạo được dấu ấn không. Đặc biệt, bảng dự trù kinh phí cho các chiến lược này nên được đưa ra cho tiết để cân đối các chi phí trong kinh doanh.
Sau đó trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp hãy theo dõi sát sao để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
3.7. Quản lý hoạt động
Trong bản kế hoạch kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần nêu rõ các công việc, hạng mục sẽ được quản lý như thế nào, nhân sự nào sẽ nắm các vai trò chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi để kiểm soát nhân sự khi công ty càng phát triển lớn mạnh hơn.
Xem thêm: Top 7 Phần Mềm Hỗ Trợ Bán Hàng
3.8. Kế hoạch tài chính
Tài chính đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng, nên bạn phải lập ra kế hoạch sử dụng dòng tiền hợp lý và thể hiện nó một cách rõ ràng những khoản chi phí cố định cần dùng, dự đoán chi phí phát sinh và các nguồn thu vào trong kế hoạch kinh doanh của mình. Đây là phần cần được thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng để vòng vốn doanh nghiệp được chảy suôn sẻ và minh bạch.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh là phương thức hiệu quả nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức về cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
4. Kinh doanh online hình thức dropshipping
Thời gian gần đây, dropshipping đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Hình thức này rất phù hợp với những người đam mê kinh doanh, bán hàng nhưng có số vốn hạn chế hoặc sợ gặp phải những rủi ro không đáng có trong kinh doanh online.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hình thức kinh doanh dropship ở Việt Nam, đã có nhiều đơn vị đứng ra làm cầu nối cho chuỗi cung ứng này. Một trong số đó là Droppii – Nền tảng thương mại điện tử cho sản phẩm tư vấn.
Dropii ra đời với sứ mệnh mang lại những giải pháp tối ưu cho những nhà bán hàng:
- Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
- Giảm bớt gánh nặng chi phí vận hành
- Kinh doanh mọi lúc, mọi nơi
- Đa dạng hóa sản phẩm dropshipping
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến
- Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn
Được thành lập từ năm 2018, đến nay Droppii đã thu hút hơn 65.000 người tham gia bán hàng trực tuyến và hơn 400 đơn vị cùng cấp sản phẩm. Đặc biệt hơn, Droppii thể hiện sự quan tâm tới những cá nhân chưa có kinh nghiệm về kinh doanh online cũng như hình thức dropshipping bằng các khóa đào tạo hoàn toàn miễn phí.
Bạn có thể trở thành đối tác kinh doanh hoặc nhà phát triển sản phẩm rất đơn giản trên nền tảng Droppii. Chỉ cần truy cập website droppii.com và điền thông tin đăng kí, bạn sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhân viên Droppii.
Đừng ngại ngần trở thành đối tác của Droppii ngay và luôn bởi mọi thủ tục đều cực kì nhanh gọn và dễ dàng, dù bạn mới kinh doanh hay đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực dropshipping. Nó sẽ khiến chiến lược bán hàng online của bạn hiệu quả hơn đấy.
Kinh doanh online chưa bao giờ đơn giản đến thế, tuy nhiên để có được thành công, các chủ cửa hàng và doanh nghiệp cần nghiên cứu và xây dựng cho mình chiến lược bán hàng online phù hợp. Những chiến lược này cần đảm bảo sự phù hợp với thương hiệu, sản phẩm, thị trường và nhu cầu của bạn. Mông rằng với bài viết trên đây, bạn sẽ có được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
Có thể bạn quan tâm: