Kinh Nghiệm Nghiên Cứu Thị Trường Hiệu Quả Bạn Nên Biết
Bất kể bạn kinh doanh ở lĩnh vực gì, ở nền tảng nào thì đều cần nghiên cứu thị trường để xem xét nhu cầu thị trường và đánh giá tiềm năng phát triển của sản phẩm/dịch vụ/dự án mà bạn sắp tiến hành. Nghiên cứu thị trường là một kế hoạch cần được thiết kế chỉn chu và có bài bản vì đó là nền tảng cho các chiến lược của doanh nghiệp sau này. Bài viết này Droppii sẽ giới thiệu đến bạn những kinh nghiệm nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả. Cùng tham khảo thêm nhé.
1. Nghiên cứu thị trường là gì?
Trước tiên chúng ta cần làm rõ về khái niệm nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường, tiếng Anh là marketing research, là tổng hợp các việc thu thập thông tin, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến việc truyền thông, quảng bá cho một sản phẩm/dịch vụ.
Nghiên cứu thị trường được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trước khi tiến hành dự án trong bối cảnh xê dịch của thị trường và sự cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp hiểu rõ rằng họ càng nắm chắc insight về thị trường, về khách hàng thì càng mang về khả năng thành công cao cho kế hoạch. Qua nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về hướng phát triển của ngành, thị hiếu người tiêu dùng và những sản phẩm ngách có tiềm năng phát triển, điều này giúp ích rất nhiều cho việc điều chỉnh hướng đi tiếp theo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nghiên cứu thị trường chỉ là công cụ thu thập thông tin chứ không là giải pháp kinh doanh hay sự đảm bảo cho thành công mà nó chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro đi ngược lại với xu thế thị trường hiện tại.
2. Tại sao phải thực hiện nghiên cứu thị trường?
Nghiên cứu thị trường là bước đầu giúp doanh nghiệp định vị được chỗ đứng của mình trên thị trường, từ đó lập ra được chiến lược kinh doanh phù hợp xu hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp. Ngoài ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường còn thể hiện ở nhiều phương diện, cụ thể:
- Cho phép doanh nghiệp nhìn thấy mức độ ưu tiên của các thị trường, tăng trưởng nhanh cho sản phẩm/dịch vụ, các xu hướng kinh doanh và cơ hội phát triển trong thời gian tới.
- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề một cách chính xác dựa trên những số liệu thống kê đầy đủ, giúp dự đoán gần chính xác những thói quen tiêu dùng và mức độ tương tác của người dùng đối với sản phẩm/dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
- Giúp doanh nghiệp tìm ra “con đường” chiếm được lòng tin của khách hàng nhanh nhất từ việc nghiên cứu sở thích, hành vi mua sắm, xu hướng dùng tiền,… của họ, giúp tăng trưởng doanh thu theo kế hoạch đề ra.
- Cho phép doanh nghiệp phân tích những gì đang nổi trội và thua kém các đối thủ cạnh tranh để kiểm soát và điều chỉnh kịp thời.
- Từ các dữ liệu được thống kê, doanh nghiệp sẽ có thể nảy sinh những ý tưởng kinh hoặc hoặc ý tưởng phát triển sản phẩm mới theo xu hướng thị trường.
- Giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững với đối tác bởi am hiểu và có những giải pháp tối ưu khi kinh doanh trên thị trường của họ.
3. Top phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
- Phương pháp khảo sát và điều tra: Đây là phương pháp tiếp cận người tiêu dùng và đưa ra những câu hỏi cụ thể liên quan đến những vấn đề doanh nghiệp cần phân tích như tần suất mua sắm, tiêu chí chọn sản phẩm, ngân sách cho một lần mua sắm,…để thu thập một số dữ liệu nhất định và cho ra kết luận. Phương pháp này cần được tiến này trong quy mô lớn để thể hiện tính khách quan cho khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn nhóm đối tượng: tương tự như khảo sát tuy nhiên phỏng vấn nhóm là quy trình lấy ý kiến từ nhóm đối tượng có cùng một số đặc điểm nhất định sau khi họ đã thảo luận và thống nhất đưa ra câu trả lời phù hợp. Phương pháp này có chi phí thấp và kết quả không chi tiết như phương pháp khảo sát.
- Phương pháp quan sát hành vi khách hàng: doanh nghiệp sẽ đưa ra những tình huống giả định và quan sát các phản ứng của khách hàng trong các tình huống đó để có những kết luận cụ thể về một ý kiến nào đó. Tuy nhiên như khảo sát, phương pháp này cũng phải được thực hiện trên quy mô lớn để đảm bảo tính khách quan trong các ứng của khách hàng.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: đây là phương pháp trực tiếp hỏi người dùng về các thông tin cần biết liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và thông qua đó giới thiệu sản phẩm đến họ. Vì phỏng vấn trực tiếp nên sẽ gây mất thời gian, công sức và chi phí cho doanh nghiệp.
- Phương pháp khảo sát qua điện thoại: đây là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí tuy nhiên tỷ lệ thành công khá thấp và dữ liệu thu thập được không có tính chính xác cao do người dùng phần lớn không dành thời gian cho các cuộc khảo sát loại này và hay đưa ra những câu trả lời chung chung, không xác thực.
- Phương pháp khảo sát trên các diễn đàn/nhóm trên mạng xã hội: phương pháp này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa nhận về được nhiều ý kiến được cộng đồng mạng thảo luận tuy nhiên bạn cần hiểu rõ về nhóm đối tượng đang khảo sát để dự đoán độ phù hợp của những thông tin thu thập được với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.
4. Hướng dẫn các bước nghiên cứu thị trường
- Bước 1: Xác định mục đích nghiên cứu: Đầu tiên doanh nghiệp cần liệt kê ra những mục tiêu cho cuộc khảo sát này để các hướng nghiên cứu được lập ra phù hợp và cho ra kết quả đạt chất lượng.
- Bước 2: Chọn phương pháp nghiên cứu: Có nhiều phương pháp nghiên cứu như đã nêu ở phần 3, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp dựa trên mục đích nghiên cứu, ngân sách, đối tượng nghiên cứu để có lựa chọn tối ưu nhất.
- Bước 3: Thiết lập hệ thống câu hỏi: Đây là những câu hỏi được liệt kê với mong muốn hiểu rõ đối tượng nghiên cứu theo mong muốn của doanh nghiệp. Tùy phương pháp nghiên cứu là khảo sát, quan sát hay phỏng vấn mà lượng câu hỏi và mức độ chi tiết của câu hỏi khác nhau.
- Bước 4: Thu thập thông tin: Doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các dữ liệu từ câu trả lời của đối tượng được khảo sát đều được ghi chép, lưu trữ lại.
- Bước 5: Tiến hành phân tích: Sau khi có được toàn bộ dữ liệu từ khảo sát, bạn tổng hợp chúng thành một tệp lưu trữ hoàn chỉnh và xử lý bằng phần mềm phân tích.
- Bước 6: Đánh giá dựa trên số liệu: Dựa vào các phân tích được đưa ra, doanh nghiệp sẽ đánh giá tiềm năng phát triển của sản phẩm/dịch vụ, nhu cầu thị trường, xu hướng sắp tới,..trên cơ sở khách quan và logic. Sau đó tiến hành bàn bạc và đi đến kết luận cho chiến lược tiếp theo của doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nghiên cứu thị trường, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như các bước thực hiện nghiên cứu thị trường. Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: