Cách tính thuế thu nhập cá nhân của người làm 2 nơi – Làm nghề tay trái có cần đóng thuế? 

Viết bởi admin droppii - 31/01/2023
thue thu nhap ca nhan

Trong thời đại internet phát triển, rất nhiều người lựa chọn làm nhiều công việc một lúc để gia tăng thu nhập bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn cũng đang có những nghề tay trái thì đừng quên rằng, bạn cần đóng thuế thu nhập cá nhân cho mỗi công việc. 

Vậy nếu làm 2 hay nhiều nơi thì đóng thuế TNCN như nào? Cách tính thuế TNCN cho người làm việc tại 2 nơi khác nhau ra sao? 

1. Ai cần đóng thuế TNCN?

Đối tượng cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được quy định trong nội dung Thông tư 111/2013/TT-BTC. Trong đó, đối tượng cá nhân cư trú và không cư trú cần phải đảm bảo được những điều kiện sau đây mới thực hiện quyết toán và đóng thuế TNCN.

  • Cá nhân cư trú:

Cá nhân cư trú có mặt và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

donghanh banner l

Những cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên hoặc có nhà để thuê ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

  • Cá nhân không cư trú:

Cá nhân không cư trú là những đối tượng không đáp ứng được các điều kiện của cá nhân cư trú nêu trên.

thue thu nhap ca nhan

2. Cách tính thuế TNCN cho người làm 2 nơi?

Việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được quy định tại khoản 1, điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.

2.1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (1) x Thuế suất (2)

Trong đó:

(1) Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

  • Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế  = Tổng lương nhận được – Các khoản được miễn thuế

Các khoản giảm trừ gồm: Giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc

  • Bản thân 11 triệu/tháng,
  • Người phụ thuộc 4.4 triệu/tháng

Chú ý:

Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập thì chỉ được tính giảm trừ bản thân tại 1 nơi.

Nếu muốn giảm trừ cho người phụ thuộc thì phải đăng ký tại Công ty muốn giảm trừ.

(2) Thuế suất:

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau.

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng (đồng)  Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (triệu ) 5% 0 triệu  + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 triệu đến 10 triệu đồng  10% 0,25 triệu  + 10% TNTT trên 5 triệu  10% TNTT – 0,25 triệu 
3 Trên 10 triệu  đến 18 triệu  15% 0,75 triệu  + 15% TNTT trên 10 triệu  15% TNTT – 0,75 triệu 
4 Trên 18 triệu  đến 32 triệu  20% 1,95 triệu  + 20% TNTT trên 18 triệu  20% TNTT – 1.65 triệu 
5 Trên 32 triệu  đến 52 triệu  25% 4,75 triệu  + 25% TNTT trên 32 triệu  25% TNTT – 3,25 triệu 
6 Trên 52 triệu  đến 80 triệu  30% 9,75 triệu  + 30% TNTT trên 52 triệu  30 % TNTT – 5,85 triệu 
7 Trên 80 triệu  35% 18,15 triệu  + 35% TNTT trên 80 tr 35% TNTT – 9,85 triệu 

Ví dụ về trường hợp này: 

Tháng 1/2022, Bà H ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty G (Đăng ký giảm trừ bản thân, nộp BHXH tại đây) với mức lương hàng tháng như sau:

  • Lương chính theo tháng: 19.000.000
  • Tiền phụ cấp ăn trưa: 600.000
  • Tiền phụ cấp xăng xe: 1.000.000
  • Các khoản BH phải nộp: 19.000.000 x (8% + 1,5% + 1%) = 1.995.000
  • Không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Ngoài ra, tháng 2/2022 bà H còn ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty F với mức lương 15tr/tháng. Và đăng ký giảm trừ người phụ thuộc 1 người con tại đây (1 người phụ thuộc  được giảm trừ 4.400.000 triệu).

Cách tính thuế TNCN cho bà H tại 2 công ty như sau:

  1. Tại Công ty G: Tính theo biểu lũy tiến từng phần:

Bước 1: Tính thu nhập chịu thuế của bà H:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế:

Tổng thu nhập = 19.000.000 + 600.000 + 1.000.000 = 20.600.000

Các khoản được miễn = (Phụ cấp ăn trưa) = 600.000

=> Tính thu nhập chịu thuế = 20.600.000 – 600.000 = 20.000.000

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ của bà H:

Lưu ý phần này nhé: Do ký hợp đồng lao động từ tháng 7/2020 nên áp dụng theo mức giảm trừ mới nhé.

Bản thân = 11.000.000

Các khoản bảo hiểm: = 1.995.000

=> Tổng các khoản giảm trừ = 11.000.000 + 1.995.000 = 12.995.000

Bước 3: Thu nhập tính thuế của bà H là

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

= 20.000.000 – 12.995.000 = 7.005.000

Như vậy: Thu nhập của bà H là thuộc Bậc 2: “Trên 5 trđ đến 10 trđ”

Bước 4: Tính thuế TNCN phải nộp cho bà H:

Sau khi đã xác định thu nhập tính thuế của bà H thì các bạn sẽ tính được số thuế TNCN mà bà H phải nộp cụ thể như sau:

  • Cách 1: Tính theo cách phổ thông:

Tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần: (Các bạn nhìn vào Bảng thuế suất Phụ lục 01/PL-TNCN bên trên -> nhìn sang cột “Cách 1”)

Thu nhập tính thuế của bà H là: 7.005.000 như vậy có 3 bậc như sau:

» Bậc 1: Thu nhập tính thuế: (đến 5 triệu đồng) X thuế suất 5%:

= 5.000.000 × 5% = 250.000

» Bậc 2: Thu nhập tính thuế: (trên 5 triệu đến 10 triệu) X thuế suất 10%:

= (7.005.000 – 5.000.000) × 10% = 200.500

=> Số thuế TNCN bà H phải nộp trong tháng 1/2022 là:

= 250.000 + 200.500 = 450.500

  • Cách 2: Tính theo phương pháp rút gọn (nên làm theo cách này):

Ta có: Thu nhập tính thuế của bà H là  7.005.000: Các bạn nhìn vào (Bậc 2 và Cột “Cách 2”) trên bảng Phụ lục 01/PL-TNCN bên trên các bạn sẽ thấy: Thuộc bậc 2 (Trên 5 trđ đến 10 trđ)

Theo công thức ở (Cột “Cách 2”) ta sẽ có:

Số thuế TNCN phải nộp = 10% TNTT – 0,25 trđ

= (10% X Thu nhập tính thuế) – 250.000

= (15% x  7.005.000) – 250.000 = 450.500

  1. Tại Công ty F: Tính theo biểu lũy tiến từng phần

Thu nhập tính thuế =15.000.000 – 4.400.000 = 10.600.000 (Vì đã giảm trừ bản thân tại Cty G, nên không được giảm trừ bản thân nữa) (thuộc Bậc 3)

Thuế TNCN phải nộp = 15% x 10.600.000 – 750.000 = 840.000

-> Trường hợp này: Bà H KHÔNG được ủy quyền phải tự đi quyết toán thuế TNCN với Cơ quan Thuế. Công ty G và F sẽ cấp cho Bà H chứng từ khấu trừ thuế TNCN.

thue thu nhap ca nhan

2.2. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động; Hoặc, ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên: Khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế: Làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Công thức:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng thu nhập x 10%

Lưu ý: Cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi thì không được làm cam kết để tạm thời không bị khấu trừ.

Ví dụ về trường hợp này: 

Ông Nguyễn Văn C ký hợp đồng lao động trên 3 tháng với công D và đăng ký giảm trừ bản thân tại Công ty D. Ngoài ra, ông còn ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng với công ty E. Với trường hợp này:

  • Tại công ty D: Công ty D sẽ tính thuế TNCN cho ông C theo biểu lũy tiến từng phần và giảm trừ bản thân cho Ông C. Cách tính thì thực hiện như ví dụ đã nêu ở trường hợp 1 nhé!
  • Tại công ty E: Có 2 trường hợp:
  • Nếu mức lương < 2tr/ lần hoặc tháng thì Không khấu trừ thuế TNCN.
  • Nếu mức lương từ 2tr/ lần hoặc tháng thì phải khấu trừ 10% (Không được làm cam kết 02)

Ví dụ: Lương tại công ty E của ông C là 3 triệu/tháng thì số tiền thuế phải bị khấu trừ là: 3.000.000 x 10% = 300.000/tháng.

3. Đóng thuế TNCN ở đâu? Kỳ hạn đóng thuế TNCN như thế nào? 

Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN: Quy định tại điểm c, khoản 2, điều 16, thông tư 156/2013/TT-BTC

  • Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại đơn vị trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập đó.
  • Nếu cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất đơn vị nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cư trú.

Người lao động có thu nhập từ 2 nơi trở lên cần thực hiện quyết toán thuế TNCN trong 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đóng thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân nên bạn hãy tìm hiểu và đừng bỏ qua quy trình này nhé. 

 

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii