Công thức tính giá vốn hàng bán hiệu quả trong kinh doanh

Viết bởi admin droppii - 14/12/2022
TOP CÔNG THỨC TÍNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH

Trong kinh doanh vấn đề về giá rất quan trọng vì nó là yếu tố cốt lõi quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để quản lý hiệu quả chiến lược giá, trước tiên doanh nghiệp phải biết cách tính giá vốn hàng bán, từ đó giúp doanh nghiệp ước tính được lợi nhuận sau thuế, đưa ra các chiến lược nhằm thúc đẩy doanh thu để tối ưu hóa lợi nhuận. Bài viết sau đây Droppii sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về giá vốn hàng bán và các công thức tính giá vốn hàng bán hiệu quả trong kinh doanh.

1. Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán hiểu nôm na là tất cả chi phí cho một sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu, sản xuất, nhân công, vận chuyển, bao bì… Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà giá vốn hàng bán được ghi vào báo cáo tài chính khác nhau, cụ thể:

Doanh nghiệp thương mại

Ở đây một số chi phí sẽ không được tính vào giá vốn hàng bán, cụ thể trong tài khoản sẽ bao gồm:

  • Chi phí mua hàng: chi phí nhập hàng từ nhà sản xuất/đối tác cung cấp sản phẩm.
  • Chi phí vận chuyển: trường hợp có phát sinh chi phí vận chuyển cho bên mua chịu trách nhiệm chi trả thì sẽ được cộng vào giá vốn hàng bán.
  • Chi phí bảo hiểm: chi phí này nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi lô hàng xảy ra vấn đề trong quá trình vận chuyển. Thường chi phí bảo hiểm chiếm 1% tổng giá trị hàng hóa.
  • Thuế: nếu doanh nghiệp nhập hàng từ các đơn vị quốc tế, sẽ chịu thêm chi phí về thuế nhập khẩu, nếu nhập trong nước sẽ chỉ chịu thuế VAT (thuế giá trị gia tăng).
  • Chi phí quản lý/ lưu kho: đây là các chi phí nhân công, phí thuê kho bãi… để hạn chế chi phí này, doanh nghiệp cần lên kế hoạch quản lý nhập và xuất kho hiệu quả tránh tình trạng hàng hóa tồn kho quá lâu.

Xem thêm: 5 chi phí làm dropshipping mà chưa ai bật mí cho bạn

donghanh banner l

Doanh nghiệp tự sản xuất hàng hóa

  • Chi phí nguyên vật liệu sản xuất: doanh nghiệp sản xuất sẽ nhập một phần hoặc tất cả nguyên vật liệu từ đối tác để tiết kiệm thời gian sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp phải chọn được những đối tác cung cấp nguyên vật liệu uy tín, chất lượng và giá hợp lý để thành phẩm được như ý.
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí máy móc: đây là chi phí cố định của doanh nghiệp nhưng vẫn tính khấu hao vào chi phí đầu sản phẩm vì doanh nghiệp cần cải tiến, sửa chữa và thay mới các dây chuyền máy móc tân tiến giúp tối ưu hiệu suất.
  • Chi phí bảo trì/sửa chữa: doanh nghiệp duy trì kiểm tra, sửa chữa máy móc để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Giá vốn hàng bán là tất cả chi phí tạo thành sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm
Giá vốn hàng bán là tất cả chi phí tạo thành sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm

2. Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng trong việc ước tính kế hoạch phát triển của doanh nghiệp vì nó được ghi nhận trong báo cáo tài chính cùng doanh thu và lợi nhuận gộp. Thị trường thay đổi và nâng cấp từng ngày, giá vốn hàng bán sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các kế hoạch ngắn và dài hạn để thích nghi với thị trường. Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn là cơ sở để doanh nghiệp định giá sản phẩm, góp phần mở rộng thị phần.

Xem thêm: Giá vốn – tính sao để kinh doanh có lời? 

3. Các công thức giá vốn hàng bán phổ biến hiện nay

Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước – FIFO

Công thức này phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có thời hạn sử dụng như thực phẩm, mỹ phẩm… công thức này sẽ tính giá hàng hóa xuất ra theo giá của lô hàng đầu tiên tương ứng trong kho.

  • Ưu điểm: Thể hiện mức giá sát với thực tế thị trường và biết được con số cụ thể trong mỗi lần xuất hàng.
  • Nhược điểm: Dễ dẫn đến sai sót do doanh thu không phù hợp với những khoản phải chi ở hiện tại.

Công thức tính giá vốn theo nhập trước xuất trước - FIFO

Công thức tính giá vốn theo nhập trước xuất trước – FIFO

Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập sau xuất trước – LIFO

Phương pháp định giá này tương đối khó dùng vì khá phức tạp và không phù hợp với nhiều ngành hàng. Ví dụ ngày 1, doanh nghiệp nhập 10 mặt hàng X với giá 200.000 đồng, ngày 5 doanh nghiệp nhập thêm 3 mặt hàng A có giá 250.000 đồng. Ngày 6 doanh nghiệp bán được 6 sản phẩm, công thức lúc này sẽ được tính = 3 x 250.000 + 3 x 200.000 = 1.350.000 đồng.

  • Ưu điểm: Giá cả sát với thời điểm nhập hàng gần nhất.
  • Nhược điểm: Khó tính toán và chênh lệch tồn kho cuối kỳ.

Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền

Đây là cách tính phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời điểm hiện tại và được tích hợp lên các phần mềm quản lý bán hàng. Công thức tính: MAC = (X+Y) / Z

Với:

  • MAC: bình quân giá vốn sản phẩm
  • X: tổng giá trị kho ban đầu = số lượng tồn kho trước nhập * giá MAC trước khi nhập
  • Y: tổng giá trị kho hiện tại = số lượng tồn kho mới * giá nhập kho sau khi phân bổ chi phí
  • Z: tổng toàn bộ kho = số lượng kho ban đầu + số lượng kho sau nhập
  • Cả 3 yếu tố X, Y, Z đều phải được tính toán kỹ để đưa ra được giá vốn hàng bán chính xác.

Tính giá vốn hàng bán theo giá định danh

Phương pháp này cực kỳ đơn giản và tiện lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, giá xuất hàng sẽ bằng giá nhập hàng của lô hàng đó.

  • Ư u điểm: Chi phí cho mỗi sản phẩm đúng sát với thực tế nhập.
  • Nhược điểm: Tốn nhiều công sức thống kê giá nhập và không áp dụng được cho hàng hóa số lượng lớn.

4. Những điều cần lưu ý khi tính giá vốn hàng bán

  • Khi tính giá vốn hàng bán, bạn cần nắm chắc nhiều thông tin dữ liệu để tránh sai sót.
  • Cần thống nhất quy trình giữa các bộ phận để đảm bảo giấy tờ chứng từ được lưu giữ cẩn thận.
  • Theo dõi số liệu đúng chu kỳ để kịp thời can thiệp phân tích lỗi sai từ các dữ kiện chưa khớp, tránh cản trở cho hoạt động kinh doanh sau này.
  • Cần làm đúng theo các bước hạch toán để đảm bảo tính chi tiết và chính xác nhất.
  • Xác định giá vốn hàng bán giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí từ đó có cơ sở định giá sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc nhiều lỗi ở phần tính giá vốn này dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh.

Bài viết trên đây đã mang đến cho bạn các kiến thức cơ bản về tính giá vốn, hy vọng giúp bạn hiểu hơn và áp dụng hiệu quả. Có một mô hình kinh doanh mới mà bạn không cần phải đau đầu để tính giá vốn hàng bán. Đó là mô hình dropshipping của Droppii. Với hình thức kinh doanh này, bạn không cần lo về vốn, đóng gói hàng hóa, vận chuyển hàng đến tay khách hàng, không cần lo chi phí kho bãi… Để tìm hiểu thêm về dropshipping, bạn hãy điền vào form đăng ký dưới đây. Các nhân viên của Droppii sẽ liên hệ để tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho bạn về mô hình này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii