Tất tần tật về C2C – mô hình kinh doanh hàng đầu hiện nay 

Viết bởi admin droppii - 19/03/2023
c2c

Hiện nay, thương mại điện tử nổi lên như một thế lực với sức ảnh hưởng khủng khiếp, lan rộng khắp toàn cầu và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục bùng nổ. Những mô hình kinh doanh mới, phù hợp với từng mục đích của từng loại hình doanh nghiệp. Trong đó C2C đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi những hiệu quả chi phí mà nó mang lại, cũng như được nhiều chuyên gia dự đoán đây là mô hình sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

1. C2C là gì?

C2C là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Consumer To Consumer (tạm dịch là: Người bán tới người tiêu dùng). Đúng như tên gọi, C2C là hình thức thương mại mà trong đó đại diện phía bên mua và bán sẽ là những cá nhân. 

Thường giao dịch này sẽ được tiến hành trong môi trường thương mại điện tử, qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian, hay những trang web đấu giá trung gian. 

Ví dụ, tiêu biểu cho mô hình C2C trong thương mại điện tử là sự ra đời của những sàn thương mại điện tử như: Lazada, Vatgia, Sendo, Shopee, Chotot… Đó là các nền tảng tại đó người sử dụng có thể rao vặt hoặc đăng thông tin bán hàng hoá của mình. 

c2c

Nhưng họ sẽ không cung cấp những dịch vụ trung gian như vận chuyển hay thanh toán đảm bảo. Với các yếu tố trung gian, mỗi nền tảng thương mại điện tử đều cần có một bên cung ứng dịch vụ đó, ví dụ như: Giaohangtietkiem, GHN cho vận tải hoặc Momo, Airpay cho việc thanh toán. 

C2C sẽ sở hữu những yếu tố như: 

  • Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân, vậy nên C2C cho phép khách hàng trao đổi mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Những cá nhân này không phải doanh nghiệp sản xuất, vậy nên những sản phẩm họ bán có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường tuy nhiên vẫn được nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng. 
  • Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Do không còn sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ hay nhà bán buôn, vậy nên cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn.  
  • Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Cũng chính vì không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất hay phía bán lẻ, bán buôn vậy nên mọi sản phẩm giao dịch trong mô hình C2C sẽ không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng cũng như khâu thanh toán. 

2. Ưu nhược điểm của mô hình C2C

2.1. Ưu điểm của mô hình C2C

Tận dụng được tối đa giá trị của sản phẩm: Mô hình C2C giúp người có nhu cầu rao bán các sản phẩm không có nhu cầu sử dụng hay những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng người tiêu dùng không còn nhu cầu. Nhờ vậy, giá trị sản phẩm được khai thác tối đa, không bị vứt đi lãng phí. Đặc biệt có những sản phẩm được xếp vào diện hàng hiếm nhưng có thể nó không còn được sản xuất nên nhiều người tìm mua về để sưu tập hoặc trưng bày. 

Mang lại lợi ích cho cả phía người bán và người mua: Như đã nói ở trên, mô hình C2C đem lại lợi ích kép cho cả hai phía. Do tính chất không có sự can thiệp từ phía đại lý hay trung gian vậy nên người bán và người mua có thể định giá với nhau thoải mái. Vì vậy, nên giá thành sản phẩm không bị trói buộc theo phương pháp định giá cũ. Người bán có thể được hưởng mức lợi nhuận cao hơn và người mua sẽ được mua với mức giá thấp hơn. 

c2c

2.2. Nhược điểm của mô hình C2C

Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Mô hình C2C bản chất là giao dịch của người tiêu dùng với người tiêu dùng nên sản phẩm người mua sẽ phải nhận trực tiếp từ một cá nhân khác, mà không có sự đảm bảo bởi bất cứ một bên nào. Vậy nên có thể bạn sẽ nhận được sản phẩm không đảm bảo chất lượng theo thoả thuận. 

Chưa được đảm bảo về mặt thanh toán: Về phía người mua, họ có thể phải chấp nhận rủi ro là sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì ngược lại, người bán cũng sẽ phải gánh chịu rủi ro trong giao dịch. Không có bên nào đứng ra để đảm bảo chắc rằng người mua sẽ trả tiền. 

3. Tiềm năng phát triển của mô hình C2C 

Dễ dàng nhận ra rằng vào thời điểm hiện tại thị trường C2C đã vô cùng phát triển và dự báo trong tương lai còn phát triển mạnh hơn. Được vậy là vì số lượng sản phẩm được bán tới người tiêu dùng ngày càng tăng mạnh, trong khi đó chi phí của bên thứ ba lại giảm. Cùng với đó, sự phát triển của nhiều nền tảng thương mại điện tử khiến mô hình C2C là kênh phân phối không thể bỏ qua của các nhà bán lẻ. 

Bạn có thể nhìn vào eBay và Amazon để thấy được sự phát triển của C2C. Đây là hai nhà cung cấp C2C nổi bật hàng đầu hiện nay. eBay như đã nói ở trên là một trang web đấu giá, nơi mà bạn có thể tải lên các sản phẩm để khách hàng đấu giá. 

Amazon được coi như là nhà bán lẻ trực tuyến tốt nhất hiện nay. Thậm chí, Amazon còn hoạt động ở cả hai thị trường là B2C và C2C. Nghĩa là, ngoài việc để người dùng cùng bán sản phẩm với mình, Amazon cũng cho phép doanh nghiệp giới thiệu hàng đến người mua. 

Với những tiềm năng kể trên, mô hình C2C được dự đoán sẽ là xu hướng phát triển mới trong tương lai vì tính tiện dụng và sự tối ưu về chi phí mà nó mang lại.

Bên cạnh mô hình C2C, còn có mô hình dropshipping của Droppii. Để tham gia mô hình dropshipping cùng Droppii, bạn hãy điền vào form ở dưới đây. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn kỹ hơn về hình thức kinh doanh này nhé. 

Có thể bạn quan tâm: 

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii