Ý Nghĩa Thực Sự Và Cách Ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Đời Sống

Viết bởi admin droppii - 12/12/2022
Ý NGHĨA THỰC SỰ VÀ CÁCH ỨNG DỤNG THÁP NHU CẦU MASLOW TRONG ĐỜI SỐNG

Chắc hẳn bạn đã nghe qua rất nhiều về tháp nhu cầu Maslow và việc ứng dụng học thuyết đó vào đời sống con người. Đặc biệt hiện nay tháp nhu cầu Maslow còn hỗ trợ và trở thành một công cụ đắc lực trong các ngành kinh tế như marketing, quản trị,… Vậy cụ thể học thuyết Maslow đề cập đến những vấn đề gì? Cách ứng dụng học thuyết vào kinh doanh và đời sống như thế nào? Hôm nay hãy cùng Droppii.com tìm hiểu kỹ hơn nhé.

1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng được nghiên cứu và phát triển bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow vào năm 19433 và học thuyết được đặt theo tên của ông. Đây là tháp mô tả tâm lý dẫn đến động cơ và hành động của con người theo 5 cấp bậc nhu cầu. Mỗi bậc nhu cầu phản ánh các mức độ khác nhau và càng lên cao, nhu cầu của con người càng phức tạp.

Dựa vào kim tự tháp thuyết Maslow, nhiều nhà kinh tế đã giải đáp được các bài toán khó trong các lĩnh vực marketing, quản trị, bán hàng,…thông qua việc phân tích hành vi và tâm lý con người. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm của các ngành nghề khác nhau sẽ tập trung vào các bậc nhu cầu khác nhau của tháp Maslow để nắm bắt hành vi người tiêu dùng một cách hiệu quả.

tháp nhu cầu maslow
Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng nhiều trong kinh tế

2. Ưu nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow tuy mang lại nhiều giá trị cho con người trong việc ứng dụng vào đời sống tuy nhiên đây không phải là một học thuyết hoàn hảo, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, tháp nhu cầu Maslow vẫn còn một số khuyết điểm đáng kể:

donghanh banner l

Ưu điểm:

  • Là mô hình diễn tả đầy đủ nhu cầu của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần nghiên cứu.
  • Cung cấp các thông tin hữu ích trong ứng dụng nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng tiềm năng.
  • Giúp phân tích hành vi người tiêu dùng và dự đoán xu hướng trong tương lại.

Nhược điểm:

  • Mô hình đơn giản, chưa đi sâu vào chi tiết.
  • Chưa đề cập được đến các vấn đề liên quan phát sinh trong mỗi cấp nhu cầu.
  • Không thể đo lường mức độ thỏa mãn của từng các nhân trong các cấp độ cụ thể trước khi phát sinh nhu cầu ở cấp cao hơn.
  • Khả năng sai lệch cao do phạm vi nghiên cứu rộng.

3. Chi tiết 5 bậc của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow sẽ có 5 bậc phân chia theo các cấp nhu cầu của con người, thứ tự từ cơ bản đến nâng cao, cụ thể như sau:

  • Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản nhất và nằm ở tầng dưới cùng của tháp Maslow. Đây là phần mô tả những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người, đòi hỏi sử dụng để duy trì sự sống như không khí, nước, thức ăn,…Cấp độ này cũng là cấp độ ưu tiên nhất trong bảng nhu cầu và cần được đáp ứng đầu tiên. Tuy là nhu cầu cơ bản mà chúng ta thấy thường ngày nhưng lại là nhu cầu quan trọng nhất.
  • Nhu cầu được an toàn: Nằm ở bậc thứ 2 trong tháp nhu cầu Maslow, sự quan trọng chỉ sau nhu cầu cơ bản và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của con người. Sau khi con người được đáp ứng các nhu cầu cơ bản về ăn, ngủ, hít thở,…họ sẽ ưu tiên đến vấn đề giữ cho mình được an toàn. Những nhu cầu an toàn bao gồm an toàn về sức khỏe, an ninh gia đình, thể chất,…
  • Nhu cầu xã hội: Sau khi được đáp ứng nhu cầu sinh lý và an toàn, con người sẽ phát sinh nhu cầu xã hội. Nhu cầu này thể hiện sự mong muốn gắn kết giữa con người với nhau, muốn giao lưu tình cảm và kết nối bạn bè. Họ muốn hòa nhập vào cộng đồng, xây dựng nên những mối quan hệ thân thiết và gắn bó. Nhu cầu này ngày càng trở nên quan trọng ở thời buổi hiện tại bởi các nhu cầu cơ bản và an toàn hầu như được đáp ứng đầy đủ cho tất cả mọi người, nhu cầu xã hội được nâng lên một bậc ưu tiên hơn. Con người cần tình yêu thương để duy trì cuộc sống.
  • Nhu cầu được kính trọng: Bậc cao hơn của mong muốn hòa nhập và kết nối với mọi người là mong muốn được kính trọng và công nhận trong cộng đồng. Sự tôn trọng của người khác sẽ đẩy cao sức mạnh, niềm vui và kích thích hành động trong trạng thái tự tin, tự do và độc lập.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là bậc cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, thể hiện sự tập trung của con người ở mọi khả năng để gặt hái được thành công như mong đợi, nhu cầu này được mô tả như sau: “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu”. Từ nhu cầu này, con người không ngừng phấn đấu, học hỏi để nâng cao bản thân lên một ngưỡng mới.
5 bậc của tháp nhu cầu Maslow
5 bậc của tháp nhu cầu Maslow

4. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào đời sống

Tháp nhu cầu Maslow mô tả thực tế những nhu cầu của con người mà đôi khi chính chúng ta cũng không nhìn nhận ra và phân tích được. Từ đó những nhà kinh doanh có thể ứng dụng để lên kế hoạch tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên từ các mô tả của tháp Maslow, nhà kinh doanh cần phân tích dựa trên nhiều yếu tố, công cụ để tìm ra đúng insight khách hàng tiềm năng của mình, cụ thể ở các bước như sau:

Ứng dụng học thuyết Maslow trong bài toán marketing:

  • Đầu tiên bạn phải dựa vào phân tích sơ bộ của doanh nghiệp để xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai, nên tập trung phân tích nhu cầu nào của tháp, ví dụ công ty kinh doanh về thực phẩm sẽ phân tích nhu cầu cơ bản của người dùng trong tháp nhu cầu Maslow, công ty bán các sản phẩm dịch vụ xa xỉ sẽ phân tích nhu cầu được kính trọng.
  • Sau khi xác định đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tiến hành chiến dịch marketing kèm thông điệp cụ thể đánh mạnh vào nhu cầu đó, kích thích người tiêu dùng thực hiện hành động mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ.

Ứng dụng học thuyết Maslow trong bài toán quản trị:

  • Nhu cầu sinh lý: Doanh nghiệp cần đưa ra mức lương và các phúc lợi đủ đáp ứng nhu cầu ăn ở ngủ nghỉ của nhân viên, mức lương có thể chi trả cho các nhu cầu cơ bản của cuộc sống và một chế độ làm việc phù hợp.
  • Nhu cầu an toàn: Doanh nghiệp cần bảo đảm điều kiện an toàn thông qua cơ sở vật chất, thiết bị nơi làm việc, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ cho nhân viên.
  • Nhu cầu xã hội: Đây là nhu cầu gắn kết các thành viên trong công ty, cùng tạo không khí làm việc thoải mái, năng động, sáng tạo, công ty nên có những chương trình kết nối như team building, chương trình văn nghệ, tặng quà 8/3, 20/10,…
  • Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu này được thể hiện qua việc doanh nghiệp lắng nghe và chia sẻ với những ý kiến của nhân viên và đóng góp xây dựng một cách tích cực để cùng nhau phát triển. Ngoài ra, chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm nghiêm ngặt cũng mang đến cho nhân viên môi trường làm việc văn minh, được tôn trọng.
  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Nhu cầu này không thể hiện ở tất cả nhân viên tuy nhiên doanh nghiệp cần khai thác điểm mạnh ở mỗi cá nhân để thúc đẩy họ học hỏi, phát triển lên một tầm cao mới, đóng góp xuất sắc hơn cho thành tựu của bản thân, công ty, gia đình và xã hội.

Ứng dụng học thuyết Maslow trong bài toán giáo dục: Không chỉ áp dụng trong kinh doanh, ở một khía cạnh khác con cái cũng là khách hàng mục tiêu của cha mẹ, là đối tượng họ cần đầu tư đúng cách theo điểm mạnh và khả năng phát triển để con trưởng thành tốt hơn.

  • Nhu cầu cơ bản: Bậc cha mẹ cần cung cấp cho con đầy đủ các nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống và dạy con học cách tự đáp ứng những nhu cầu cơ bản đó. Từ đó nâng cao ý thức và khả năng sinh tồn cho trẻ.
  • Nhu cầu được an toàn: Đây là nhu cầu được sống trong gia đình an toàn, khỏe mạnh, đất nước hạnh phúc, không chiến tranh,…
  • Nhu cầu xã hội: Cha mẹ cần dạy con cách yêu thương bản thân, trân trọng gia đình và các mối quan hệ thân thiết. Ngoài ra cũng dạy cho trẻ cách kết nối với mọi người thông qua cách hành xử văn minh, lịch sự của cha mẹ đối với những người xung quanh.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, trẻ cũng có những suy nghĩ, quan điểm và hành vi riêng. Khi xảy ra một vấn đề, cha mẹ nên con nêu ra suy nghĩ của mình từ đó công nhận, khích lệ hoặc dạy bảo, chỉnh sửa để con lớn khôn. Dù có những ý nghĩ sai nhưng nếu được trình bày, lắng nghe trẻ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và kích thích thói quen chia sẻ nhiều hơn với ba mẹ.
  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Mức độ cao nhất trong tháp Maslow đối với giáo dục là nhu cầu học hỏi và phát triển các thế mạnh của bản thân. Ở phần này, cha mẹ nên nghiên cứu xem con trẻ có sự yêu thích, năng khiếu ở lĩnh vực nào sau đó tạo điều kiện học tập, trau dồi để trẻ có thể phát triển hơn nữa.

Một số lưu ý về tháp nhu cầu Maslow:

  • Tháp nhu cầu Maslow đưa ra các bậc nhu cầu của con người tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của nền văn minh nhân loại, mỗi cá nhân có một cá tính và suy nghĩ riêng, đôi lúc không áp dụng được 100% học thuyết Maslow mà sẽ có vài sai số nhất định. Chỉ có nhu cầu cơ bản sẽ luôn là cốt lõi để phát triển các bậc tiếp theo.
  • Theo Maslow, sau khi đáp ứng được nhu cầu này con người sẽ thăng tiến đến mong muốn đáp ứng nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ bị kích thích bởi các yếu tố như không gian sống, tình cảm, tài chính,…mà còn người có thể tự thiết lập lại bảng nhu cầu của cá nhân mình mà không phải tăng lên cấp bậc mới.
  • Maslow đã từng nhấn mạnh không nhất thiết phải được đáp ứng 100% nhu cầu cũ thì nhu cầu mới sẽ xuất hiện mà chỉ cần đáp ứng đủ các yếu tố cần, con người có thể rất nhanh nảy sinh nhu cầu mới.
  • Đi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu con người dần thay đổi và bổ sung vào học thuyết Maslow 3 nhu cầu mới là nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, và nhu cầu về tự tôn bản ngã. Tháp nhu cầu Maslow mở rộng sẽ có cấu trúc thứ tự như sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu được thể hiện bản thân và nhu cầu về tự tôn bản ngã.
Tháo nhu cầu Maslow mở rộng
Tháo nhu cầu Maslow mở rộng

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng nhiều trong đời sống, giúp con người hiểu được các cấp bậc nhu cầu cần có và nên phát triển như thế nào theo từng cá nhân. Bài viết trên đã mang lại một số kiến thức cơ bản về học thuyết nổi tiếng này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm và ứng dụng hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii