Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả

Viết bởi admin droppii - 04/12/2022
Chiến lược kinh doanh là gì

Chiến lược kinh doanh là một trong những điều kiện cốt lõi phải có khi thành lập một doanh nghiệp. Bởi vì đây là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp hướng đến đúng mục tiêu cần đạt được và mang về kết quả kinh doanh như mong đợi. Vậy chiến lược kinh doanh là gì và làm thế nào để xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả, hãy cùng Droppii.com tìm hiểu thêm nhé.

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh (tiếng anh là Business Strategy), là kế hoạch tổng hợp các hoạt động điều phối kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được kỳ vọng, mục tiêu dài hạn đã đề ra. Chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ bao gồm mục tiêu, tầm nhìn, cách thức hoạt động, giải pháp mà doanh nghiệp cần làm trong xuyên suốt quá trình hoạt động và phát triển. Chiến lược kinh doanh sẽ nêu ra được tiềm năng hiện có của doanh nghiệp và các giải pháp mạnh mẽ giúp vượt lên trên các đối thủ nặng ký trên thị trường.

Bạn cần lưu ý một số điểm về chiến lược kinh doanh:

  • Chiến lược kinh doanh ở đây sẽ khác với chiến thuật, chiến lược là kế hoạch tổng và bao gồm nhiều chiến thuật để phát triển trong thời gian dài.
  • Chiến lược kinh doanh phải mang tính ổn định, dài hạn và bám sát định hướng phát triển của doanh nghiệp, chỉ được phép thay đổi khi có biến động lớn từ thị trường và vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
  • Chiến lược kinh doanh đôi khi phải thông qua một số cá nhân nhất định hoặc thông qua cả tập thể vì nó liên quan đến hoạt động kinh doanh và các bộ phận trong doanh nghiệp. Vì thế khi xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ phải trải qua quá trình nghiên cứu, hoạch định, bàn bạc, thảo luận chi tiết từ các cố vấn và lãnh đạo doanh nghiệp.
chien luoc kinh doanh 13
Chiến lược kinh doanh là gì?

2. Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

Như đã nói bên trên, chiến lược kinh doanh sẽ định hướng doanh nghiệp đi đến thành công hoặc thất bại, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ tổ chức, có thể nói chiến lược kinh doanh quyết định sống còn của doanh nghiệp, cụ thể:

donghanh banner l
  • Đảm bảo doanh nghiệp phát triển theo đúng tiêu chí được đề ra ban đầu.
  • Nêu ra các tiềm năng phát triển dựa trên thế mạnh của doanh nghiệp và những hạn chế cần khắc phục để đứng vững trên thị trường và chớp lấy các cơ hội kinh doanh tốt.;
  • Giúp doanh nghiệp nhìn rõ, phân bổ hợp lý những nguồn lực tài chính, nhân sự.
  • Là công cụ để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần, loại bỏ đối thủ nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, sáng tạo.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp chiếm thị phần
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp chiếm thị phần

3. Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh

Hiểu được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh vì vậy doanh nghiệp buộc phải xây dựng được chiến lược kinh doanh đầy đủ các yếu tố và tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Nghiên cứu thị trường để xác định vị thế doanh nghiệp hiện tại trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp phát triển mạnh tuy nhiên vẫn phải nương theo thị trường và các nhân tố ảnh hưởng khác của quốc gia như kinh tế, chính trị, luật, thuế,… Vì thế những đặc điểm thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần, doanh thu, lợi nhuận,… của doanh nghiệp nên hiểu được thị trường doanh nghiệp mới có thể tồn tại, cùng cạnh tranh bền vững.
  • Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu: Đích đến của kinh doanh là gia tăng doanh số và mở rộng thị phần cho sản phẩm. Muốn làm được thế doanh nghiệp phải đưa sản phẩm của mình đến được với người có nhu cầu sử dụng, đó gọi là xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, nếu không tập trung ở phần này, mọi nỗ lực về sau của doanh nghiệp sẽ khó đạt được kết quả cao.
  • Cạnh tranh để khác biệt: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong tất cả các ngành ngày nay, doanh nghiệp muốn tạo chỗ đứng và phát triển thêm không hẳn phải trở nên giỏi nhất, tốt nhất trong ngành mà có thể phát triển đứng đầu trong một ngách nào đó của ngành, và để tìm hiểu về ngách, bạn phải tạo ra những sự khác biệt, đột phá để tiên phong, phát triển và có cơ hội cạnh tranh mạnh.
  • Cạnh tranh vì lợi nhuận: Mục tiêu kinh doanh gia tăng nhận diện thương hiệu, thị phần,… nhưng doanh nghiệp cũng phải cân đối đến lợi nhuận bởi lợi nhuận sẽ là bàn đạp cho các dự án, hoạt động phát triển sản phẩm mới, hoạt động marketing,… của doanh nghiệp, tạo sức bật vang xa trên thị trường, vì thế đừng chỉ mải dồn sức phát triển thị phần mà quên lợi nhuận sẽ làm doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hụt vốn và trì trệ hoạt động kinh doanh.
  • Học cách nói “không”: Kinh doanh là một việc vô cùng khó khăn, và bạn hay nghe châm ngôn “khách hàng là thượng đế” tuy nhiên sau khi nghiên cứu kỹ về khách hàng mục tiêu và hướng phát triển của thị trường trong tương lai, doanh nghiệp cần hoạch định rõ đâu là tệp khách hàng cần tập trung, đâu là tệp khách hàng ít quan tâm và đâu là tệp khách hàng không phù hợp với định hướng doanh nghiệp.
  • Không ngại thay đổi: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bám sát định hướng cốt lõi tuy nhiên cũng cần phải nhạy bén cập nhật những điểm mới, điểm cải tiến của thị trường để đồng hành cùng nhu cầu người tiêu dùng. Việc không ngại thay đổi sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt nhiều thời cơ để phát triển, gây ấn tượng tốt trong mắt khách hàng, kéo dài vòng đời thương hiệu.
  • Tư duy hệ thống: Nguyên tắc này rất quan trọng bởi việc tổng hợp số liệu và tư duy hệ thống giúp doanh nghiệp hoạt động dựa trên số hóa chính xác. Từ đó phân tích, đưa ra giả định và đề xuất giải pháp phù hợp.

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản doanh nghiệp cần nắm bắt, lưu ý trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, hãy áp dụng chính xác và đúng hướng để có một bản chiến lược đột phá.

Xem thêm: 5 chiến lược để khởi nghiệp kinh doanh online thành công

xac dinh muc tieu kinh doanh nguon internet

4. Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Hôm nay Droppii.com sẽ gợi ý cho bạn cách thiết lập chiến lược kinh doanh đầy đủ, chi tiết, cùng tham khảo nhé:

  • Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên bạn phải xác định mục tiêu dẫn đến bản chiến lược kinh doanh này, từ đó sẽ vạch ra chiến lược để đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu cần được thiết lập dựa trên nguyên tắc SMART (cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và giới hạn thời gian).
  • Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp kinh doanh theo nhu cầu thị trường nên việc nghiên cứu thị trường đặc biệt quan trọng, dựa vào những nghiên cứu, khảo sát doanh nghiệp sẽ biết được cần cải thiện, đáp ứng những gì cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, một cách để nhìn nhận thị trường chính xác hơn là phân tích đối thủ cạnh tranh, từ những chiến lược mà họ đang chạy, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, sự đáp ứng của thị trường,… để nhìn ra ưu điểm của mình, học hỏi những hạn chế để khắc phục, phát triển hơn.
  • Đánh giá vị trí hiện tại: Sau khi nghiên cứu thị trường và xác định được mục tiêu kinh doanh, tiếp theo doanh nghiệp cần xác định vị trí của mình trên thị trường thông qua các phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức), trong đó điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực kỹ thuật, tài chính, nhân sự, phân phối,…những phân tích nội bộ này cũng cần được nêu ra từ những số liệu cụ thể và có cơ sở thẩm định để chắc chắn về nhận định cuối cùng.
  • Phát triển chiến lược cho sản phẩm: Đây là phần chiếm nhiều công sức nhất của doanh nghiệp vì nó là thành phẩm doanh nghiệp mang đến cho người tiêu dùng, thể hiện tất cả những ưu thế và sự nổi bật của doanh nghiệp, nên chiến lược sản phẩm cần được bàn bạc, xem xét và được đầu tư mạnh.
  • Điều chỉnh ngân sách sử dụng: Ở phần phân tích nội bộ, doanh nghiệp đã xác định được tổng ngân sách chi cho các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên trong chiến lược kinh doanh cần được nêu chi tiết sự phân bố ngân sách này được dùng cho từng hạng mục như thế nào theo định hướng phát triển. Ví dụ công ty đang định hướng đánh mạnh vào các hoạt động marketing, ở bản chiến lược kinh doanh, phần ngân sách marketing sẽ chiếm ưu thế, có thể chiếm 30-40% tổng tài chính doanh nghiệp.
  • Nhạy bén trong việc cập nhật thông tin: Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ không quá ngắn và trong giai đoạn đó, doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng cũng như những biến động của thị trường, để tồn tại và đồng hành cùng sự thay đổi này.
  • Xây dựng thang đánh giá và kiểm soát kế hoạch: Sau khi đã hoàn tất các phần trong chiến lược, doanh nghiệp cần xây dựng thang đánh giá và kiểm soát để kịp thời xem xét, đo lường kết quả từng bước và đưa ra những điều chỉnh, thay đổi và khắc phục, không chậm nhịp với thị trường và thua trước đối thủ.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về kế hoạch kinh doanh và cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp định hướng đúng và thiết lập được chiến lược đầy đủ, chi tiết và có tính cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii