POS Là Gì? Tại Sao Cần Sử Dụng POS Trong Quản Lý Bán Hàng?

Viết bởi admin droppii - 14/12/2022
POS LÀ GÌ TẠI SAO CẦN SỬ DỤNG POS TRONG QUẢN LÝ BÁN HÀNG

Trong bối cảnh phát triển kinh tế như hiện tại, nhu cầu kinh doanh mua bán ngày càng cao tuy nhiên sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn, doanh nghiệp phải phát triển hệ thống của mình trên đa kênh, offline, online trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Và để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của POS – phần mềm quản lý bán hàng. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về POS và có nhu cầu sử dụng thì bài viết này dành cho bạn, Droppii sẽ cung cấp một vài thông tin cơ bản về POS và ứng dụng trong kinh doanh, cùng tham khảo nhé.

1. POS là gì?

Phần mềm quản lý bán hàng, là một hệ thống tích hợp tất cả công cụ để hỗ trợ kinh doanh trong tất cả phân đoạn nhiệm vụ như bán hàng, kế toán, tồn kho, thu chi, công nợ, chăm sóc khách hàng,…Hiện nay các phần mềm bán hàng cho phép cấp quyền, quản lý từ xa và quản lý trên đa dạng thiết bị, tạo nên sự thuận tiện cho doanh nghiệp.

POS – Point of sale, là phần mềm quản lý các giao dịch mua bán hàng hóa bao gồm các công cụ chuyên biệt phục vụ cho cả quá trình mua bán. Phần mềm POS gồm màn hình cảm ứng thanh toán, máy POS cầm tay quét mã vạch, đầu đọc thẻ tín dụng, máy in hóa đơn và ngăn kéo đựng tiền.

Ngoài quản lý và kiểm soát các giao dịch mua bán, POS còn giúp lưu trữ thông tin khách hàng, chương trình khuyến mãi, sản phẩm,…

donghanh banner l
Phần mềm quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất kinh doanh
Phần mềm quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất kinh doanh

2. Phân loại các phần mềm POS

Hệ thống POS để bàn: Đây là hệ thống POS dùng cho máy tính để bàn, laptop, hoặc hệ thống tại chỗ ở cửa hàng. POS để bàn hoạt động như một máy tính tiền điển hình trong các siêu thị, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi,…kết nối màn hình, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền và đầu đọc thẻ tín dụng. Các tính năng chủ yếu trong hệ thống POS để bàn:

  • Quản lý hàng bán và tồn kho: Khi một giao dịch mua bán diễn ra, hệ thống sẽ tự động cập nhật số lượng sản phẩm tồn kho để người bán cập nhật kịp thời số lượng hàng đã bán ra và số tồn kho thực tế.
  • Gửi hóa đơn qua email cho khách hàng: Khách hàng có thể dễ dàng nhận được hóa đơn, biên lai thanh toán qua email sau khi kết thúc giao dịch.
  • Báo cáo và phân tích: Sau một chu kỳ như tuần, tháng, quý,…hệ thống sẽ tổng hợp dữ liệu, báo cáo và phân tích tình hình bán hàng, kết quả của các chương trình khuyến mãi, chương trình khách hàng thân thiết, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp bán hàng hiệu quả hơn.
  • Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng – CRM: Chức năng này giúp lưu giữ thông tin khách hàng, giúp ích cho việc marketing và quảng bá các chương trình khuyến mãi khác.

Hệ thống POS di động: Hệ thống POS di động hay còn gọi là mPOS, là một chiếc máy tính bảng, smartphone,…đóng vai trò đầu cuối trong hoạt động bán hàng. Bạn chỉ việc mở mPOS dù ở bất cứ đâu cũng có thể bán hàng, giúp thuận tiện về không gian và thời gian. Hiện nay hệ thống POS di động phù hợp cho nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ, và vẫn hỗ trợ đầy đủ các tính năng phân tích, báo cáo, chương trình khuyến mãi, chương trình khách hàng thân thiết,…

3. Các phần mềm POS phổ biến hiện nay

  • Máy POS Sapo S2: Máy sử dụng công nghệ cảm biến, tiện dụng cho việc vận hành mua bán tại cửa hàng. Ngoài ra máy được trang bị màn hình phụ để khách hàng nhìn thấy chi tiết thông tin thanh toán. Máy cũng hỗ trợ kết nối két tiền, loa, thẻ sim phát wifi,…
  • Máy POS Sapo SM: Đây là dạng máy POS có nhiều tính năng vượt trội như báo cáo phân tích, thanh toán, xuất hóa đơn,…với kích thước 58mm và tốc độ in 75mm/s tạo sự thuận tiện trong quá trình thanh toán.
Máy POS Sapo SM
Máy POS Sapo SM
  • Máy tính tiền cảm ứng Xpos K3 – Core I5: Đây là loại máy sử dụng công nghệ cảm ứng điện tử với độ nhận dạng đa dạng như ngón tay, bút,…Tuy nhiên Xpos K3 có nhược điểm không tích hợp được với máy in hóa đơn mà phải có kết nối ngoài giữa máy với máy in, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền,…đây là điểm bất lợi khiến quá trình bị mất thời gian.
  • Máy POS cảm ứng Sunmi T2 mini: Ưu điểm nổi bật nhất của máy POS này là trọng lượng siêu nhỏ chỉ vỏn vẹn 4,5kg, tuy nhiên sở hữu bộ nhớ 8GB ROM và 1GB RAM. Máy có cảm ứng đa điểm giúp cho các thao tác trên màn hình suôn mượt, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Máy POS tính tiền cảm ứng Sunmi T2
Máy POS tính tiền cảm ứng Sunmi T2
  • Máy tính tiền 2 màn hình POSin M102L: máy sử dụng bộ nhớ flash giúp cho cửa hàng tiết kiệm được lượng điện năng, nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ tính năng. Nhược điểm của máy POSin M102L 2 màn hình là màn hình thứ 2 chỉ hiện lên tổng số tiền khách hàng phải trả, không liên kết thêm tính năng mới.

Máy POS bán hàng hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong việc quản lý bán hàng, giúp tất cả các khâu được phối hợp nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian cho cả quá trình. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về máy POS.

Có thể bạn quân tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii