Phân Loại Khách Hàng Là Gì? 6+ Nhóm Khách Hàng Trong Kinh Doanh

Viết bởi admin droppii - 06/12/2022
Phân loại khách hàng là gì

Phân loại khách hàng sẽ giúp bạn biết nên tập trung thu hút nhóm khách hàng nào mới đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp. Tại sao không thể bán những chiếc túi xa xỉ ở khu vực bình dân? Và tại sao không thể bán nước dừa trong trung tâm thương mại?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phân loại khách hàng, cách phân loại khách hàng và các nhóm khách hàng thường gặp. Bắt đầu ngay sau đây!

1. Phân loại khách hàng trong kinh doanh là gì?

Phân loại khách hàng là xếp khách hàng vào các nhóm nhỏ theo những tiêu chí nhất định. Các tiêu chí phân loại có thể là đặc điểm về tính cách, độ tuổi, thu nhập, thói quen mua sắm,…

Phân loại khách hàng là một công việc quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Biết được các đặc điểm khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của từng nhóm.

donghanh banner l

phân loại khách hàng

2. Tại sao phân loại khách hàng rất cần thiết?

Bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi Tại sao không áp dụng cùng một chiến lược bán hàng, marketing cho tất cả mọi đối tượng?
Phân loại khách hàng sẽ giúp chúng ta có được những lợi ích sau:

  • Xác định đúng và chi tiết nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với sở thích, thị hiếu và điều kiện tài chính của họ.
  • Xác định được khu vực địa lý của nhóm khách hàng mục tiêu và thời điểm họ do dự cân nhắc mua sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiến hành Marketing lại hoặc sử dụng khuyến mãi để thúc đẩy họ mua hàng
  • Phân loại khách hàng giúp các chiến lược marketing của doanh nghiệp được điều chỉnh cụ thể và chi tiết hơn. Từ đó, tăng doanh thu.
  • Tối ưu hóa chi phí và thời gian thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
  • Phân loại còn giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, giữ chân các khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

3. Hướng dẫn các cách phân loại khách hàng

Một số tiêu chí phân loại khách hàng mà các doanh nghiệp thường áp dụng như sau:

3.1. Dựa theo tâm lý mua hàng

Nếu dựa vào tâm lý mua hàng, chúng ta có thể phân loại khách hàng thành các nhóm tâm lý như sau:

  • Ưu chuộng hình thức: Là những khách hàng quan tâm đến hình thức bên ngoài của sản phẩm. Họ có quan điểm “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Mẫu mã, màu sắc của sản phẩm càng đẹp mắt càng thu hút được nhiều khách hàng này.
  • Săn đón chính sách: Là những khách hàng quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Họ sẽ không mua hàng nếu không có khuyến mãi, quà tặng hoặc quyền lợi kèm theo. Doanh nghiệp có thể tận dụng nhóm tâm lý mua hàng này để giải quyết hàng tồn.
  • Thái độ phục vụ: Là những khách hàng quan tâm đến trải nghiệm mua hàng với nhân viên. Đối với họ, thái độ phục vụ của nhân viên quan trọng hơn cả. Cho dù sản phẩm cho một chút khuyết điểm hay giá hơn cao cũng có thể chấp nhận được
  • Trải nghiệm sản phẩm mới: Là những khách hàng thích trải nghiệm sản phẩm. Họ thường là những người làm nghề review. Nhóm khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm chứng chất lượng của sản phẩm mới.

phân loại khách hàng

3.2. Dựa theo lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Dựa theo giá trị mà khách hàng mang đến cho doanh nghiệp, có thể phân khách hàng thành các nhóm sau:

  • Khách hàng trung thành: Đây là nhóm khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhất. Doanh nghiệp cần có những chính sách đặc biệt để làm hài lòng và giữ chân nhóm khách hàng này.
  • Khách hàng tiềm năng: Đây là nhóm khách hàng đang hoặc sẽ mua sắm tại doanh nghiệp. Họ sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp trong tương lai. Đối với những khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp nên có chiến lược thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.
  • Khách hàng mang lại giá trị nhỏ: Nhóm này không đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Vì họ tập trung mua những sản phẩm có giá thấp
  • Khách hàng tiêu cực: Đây là những khách hàng khó tính hoặc họ chỉ mua sản phẩm của doanh nghiệp một lần duy nhất.

3.3. Dựa theo độ tuổi

Khách hàng có thể được phân loại theo các nhóm độ tuổi sau:

  • Dưới 15 tuổi: nhóm này không có nhu cầu thiết thực, mọi hành vi mua hàng của nhóm khách hàng này thường phải thông qua người đại diện
  • Từ 15 – 22 tuổi: Nhóm tuổi này là các bạn trẻ, thích trải nghiệm và chưa tự chủ tài chính.
  • Từ 22 – 50 tuổi: Đây là nhóm khách hàng có tài chính và có nhu cầu thiết thực rõ ràng
  • Trên 50 tuổi: Nhóm khách hàng này thường khó tính và suy nghĩ rất thận trọng trước khi mua hàng

3.4. Dựa theo nhu cầu

Các nhu cầu đặc trưng của khách hàng bao gồm:

  • Khoảng cách với cửa hàng càng gần càng tốt
  • Nhu cầu so với khả năng chi trả. Khái niệm này còn được gọi là lượng cầu trong kinh tế học
  • Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm
  • Nhu cầu về thương hiệu của doanh nghiệp
  • Nhu cầu về mẫu mã và thiết kế của sản phẩm

3.5. Dựa theo thu nhập

Dựa vào thu nhập, có thể chia các nhóm đối tượng khách hàng như sau:

  • Nhóm bình dân: Đây là những khách hàng cân nhắc mua hàng vì giá cả. Họ thường sẽ ra quyết định mua nhanh hơn nếu có khuyến mãi, tặng kèm,…
  • Nhóm trung cấp: Đây là những khách hàng có thể mua các sản phẩm có giá tầm trung. Họ không quá quan tâm đến khuyến mãi nhưng sẽ tập trung vào chất lượng có tương xứng với số tiền bỏ ra hay không
  • Nhóm cao cấp: Là những khách hàng có thu nhập cao. Họ thường quan tâm đến chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khi mua hàng nhiều hơn là giá cả hay khuyến mãi.

phân loại khách hàng

4. 6+ nhóm khách hàng thường thấy trong kinh doanh

Dựa theo những tiêu chí trên, có 6+ nhóm khách hàng thường thấy nhất trong kinh doanh

4.1. Nhóm khách hàng trung thành

Đây là nhóm khách hàng đem lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp. Đối với nhóm này, bạn cần tập trung vào các chính sách hậu mãi, bảo hành, chăm sóc khách hàng sau mua hàng hoặc có ưu đãi riêng dành cho họ.

4.2. Nhóm khách hàng tiềm năng

Nhóm khách hàng tiềm năng là nhóm những người có nhu cầu mua sản phẩm, nhưng vẫn đang trong quá trình cân nhắc, chưa ra quyết định mua hàng. Đây cũng có thể là những khách hàng đã từng mua sản phẩm trong quá khứ.

Những khách hàng này sẽ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hài lòng về một số đặc điểm của sản phẩm. Đó có thể là giá cả, đặc điểm về thiết kế hay đơn giản là chưa đủ yêu thích sản phẩm.

Đối với nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp nên tích cực tiến hành marketing lại để thúc đẩy khách hàng mua hàng.

Xem thêm: Làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

4.3. Nhóm khách hàng thân thiết

Khách hàng thân thiết không chỉ là những người sẽ mua đi mua lại sản phẩm của doanh nghiệp bạn mà còn có thể giới thiệu người khách đến mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Đối với nhóm khách hàng này, bạn có thể áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng và chính sách ưu đãi đặc biệt cho họ.

4.4. Nhóm khách hàng khó tính

Nhóm khách hàng khó tính thường có yêu cầu cao từ chất lượng của sản phẩm, hình thức đẹp, thái độ phục vụ của nhân viên cộng với giá thành phải chăng.

Tuy vậy, nếu bạn chinh phục được nhóm khách hàng này, doanh nghiệp sẽ có thêm một lượng khách hàng trung thành. Bởi vì những khách hàng khó tính thường mua hàng tại những nơi mà họ cho là uy tín và chất lượng.

4.5. Nhóm khách hàng tiêu cực

Nhóm khách hàng này thường khó để mua hàng nhưng lại dễ rời đi để mua sản phẩm của doanh nghiệp khác. Nếu doanh nghiệp muốn thỏa mãn nhóm khách hàng này, họ cần nghiên cứu kỹ hành vi mua hàng của nhóm này và đa dạng các sản phẩm dịch vụ để có thể chinh phục họ.

4.6. Nhóm khách hàng cao cấp

Đây là nhóm khách hàng có thu nhập cao, thường mua những sản phẩm có giá trị và giá thành cao. Họ thường đưa ra quyết định mua hàng nhanh khi bạn chứng minh được chất lượng của sản phẩm.

Nhóm khách hàng này không quan tâm đến khuyến mãi và giá cả. Thứ họ quan tâm là chất lượng sản phẩm và thương hiệu có mang lại cho họ sự khẳng định bản thân hay không.

Vì vậy, đối với nhóm khách hàng này, bạn cần phải tập trung vào chất lượng và chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

4.7. Các nhóm khách hàng của doanh nghiệp khác

Ngoài 6 nhóm khách hàng trên, còn rất nhiều nhóm khác như các loại khách hàng dạo chơi (chỉ tham khảo sản phẩm của bạn), nhóm khách hàng mang đến giá trị nhỏ, nhóm khách hàng thích trải nghiệm sản phẩm mới,…

Phân loại khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Trên đây là những cách phân loại khách hàng mà Droppii muốn gợi ý đến bạn. Tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, sẽ có cách phân loại linh hoạt khác nhau. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn phân loại và thu hút khách hàng hiệu quả!

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii