Làm Thế Nào Để Kinh Doanh Cây Cảnh Mini Thành Công?

Viết bởi admin droppii - 17/11/2022
kinh doanh cây cảnh mini

Ngày càng nhiều người dân ở các thành phố lớn hoặc dân văn phòng có nhu cầu sở hữu cây cảnh mini để làm xanh môi trường xung quanh bởi vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người. Cây cảnh mini không những có nhiệm vụ làm sạch không khí, điều hòa nhiệt độ mà còn được dùng để trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho môi trường sống.

Vì thế bán cây cảnh đang dần là công việc thu hút nhiều người, đây không hẳn là hướng đi mới nhưng rất tiềm năng về sự phát triển và doanh thu. Đây còn là lối đi riêng cho những người vừa yêu thích các mô hình cây cảnh đẹp vừa có khả năng sáng tạo, lập chiến lược kinh doanh để phát triển cửa hàng của mình. Và chắc hẳn đây là dự án cần bỏ nhiều công sức, sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn các bước cần thiết để kinh doanh cây cảnh mini.

kinh doanh cây cảnh mini

1. Phân tích thị trường kinh doanh cây cảnh mini

Trước tiên ta tìm hiểu về cây cảnh mini nhé. Đây là loại cây cảnh trang trí có kích thước nhỏ, được trồng riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều loại trong các bình, chậu. Mục đích sử dụng đa dạng tuy nhiên thường được dùng để trang trí bàn làm việc, phòng khách, phòng ngủ hoặc quà tặng cho gia đình, bạn bè vào những dịp đặc biệt theo ý nghĩa của từng loại cây.

donghanh banner l

Hiện nay các doanh nghiệp lớn chưa chú ý nhiều đến mảng cây cảnh mini nên đây là vùng đất màu mỡ cho các bạn khởi nghiệp và yếu tố thương hiệu không ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm của khách hàng, họ chủ yếu quan tâm đến sự sáng tạo trong cách kết hợp cây, sự đa dạng giống loại và tư vấn nhiệt tình.

Vì thuộc thị trường ngách nên việc tìm kiếm khách hàng cũng cần nhiều công sức, bạn phải đầu tư nhiều cho việc quảng bá để những khách hàng yêu thích cây xanh biết đến cửa hàng của bạn.

Bên cạnh các tiềm năng về khả năng phát triển, doanh thu thì thị trường kinh doanh cây cảnh mini có nhiều rủi ro, ví dụ như cây không sống nổi bởi đây là những loại cây nhỏ, sức sống không bền, khả năng bám đất thấp, bạn cần tập trung và cẩn thận về đất trồng, thời gian tưới nước, các loại phân, thuốc cho mỗi loại cây và có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, bạn không chỉ phải có đầy đủ kiến thức về các loại cây cảnh mà còn phải am hiểu về phong thủy để tư vấn rõ ràng, chi tiết cho khách cũng như để tạo ra các sản phẩm kết hợp phù hợp cho các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm hợp mệnh.

2. Các loại cây cảnh mini đang được ưa chuộng

Hầu hết các cây cảnh mini được ưa chuộng hiện nay là những loại cây hỗ trợ phong thủy và có hình dáng dễ thương, bắt mắt và dễ chăm sóc. Một số loại cây phổ biến là các loại sen đá để bàn, xương rồng mini, cây cọ cảnh, cây kim ngân, cây phú quý, cây lưỡi hổ, cây may mắn, cây kim tiền, cây phát lộc, cây hồng môn, cây lan ý,…

kinh doanh cây xương rồng

3. Kế hoạch kinh doanh cây cảnh mini

Để bắt tay vào mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh mini, bạn nên có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, đầu tiên có thể thử ở quy mô nhỏ, thử sức và nếu phát triển được doanh thu hãy mở rộng hơn về diện tích trồng cây, số lượng cây nhập,…
Mời bạn tham khảo một số kinh nghiệm khởi nghiệp cây cảnh mini dưới đây nhé:

3.1. Tìm địa điểm kinh doanh

Tùy theo số lượng cây cảnh mini bạn nhập mà cần tìm địa điểm với diện tích phù hợp nhưng đa số không cần một không gian quá lớn, ban đầu có thể tận dụng một mảnh sân nhà hoặc một mặt bằng nhỏ để khách có thể đến chọn cây.
Nếu bạn quyết tâm mở một cửa hàng lớn và đủ loại cây cảnh, hãy chọn địa điểm ở những khu vực lớn, dễ tìm, mẹo nhỏ là hãy kết hợp với các cửa hàng kinh doanh quần áo, phụ kiện,… với hình thức mỗi cửa hàng thuê 1 tầng, vừa tiết kiệm chi phí ở những khu đông đúc vừa tạo điều kiện bán hàng cho cả hai. Lưu ý nếu dùng hình thức này bạn phải tập trung vào việc trang trí cửa hàng thật lung linh và phù hợp với concept những cửa hàng khác.

tìm địa điểm kinh doanh

3.2. Nguồn vốn

Điểm cộng cho mô hình kinh doanh cây cảnh mini là vốn đầu tư khá ít, bạn chỉ cần có từ 50 triệu để mua cây giống, nguyên vật liệu trồng cây, thời điểm đầu bạn có thể tự trồng, chăm sóc cây, trang trí vào các chậu thủy tinh, chậu gỗ,…đăng bài tiếp cận khách hàng, là có thể có những đơn hàng đầu tiên. Sau khi mở rộng kinh doanh, bạn cũng không cần quá lo vì hầu như thị trường có nhiều nhà cung ứng cây cảnh mini giá rẻ.

Ngoài ra, các kỹ năng trồng, chăm sóc cây bạn có thể tham khảo qua sách, youtube, hội nhóm facebook mà không cần tốn chi phí học lớp chuyên môn.

Xem thêm: Top công thức tính giá vốn hàng bán hiệu quả trong kinh doanh

3.3. Xác định tập khách hàng mục tiêu

Tệp khách hàng mục tiêu của mặt hàng này khá rộng, không giới hạn độ tuổi, giới tính hay thu nhập,… vì cây cảnh mini phù hợp với tất cả mọi người. Điều bạn cần đặc biệt quan tâm là làm sao để có được những chậu cây đẹp mắt, dáng cây đẹp, tên mang ý nghĩa tốt,… để thu hút khách hàng.

tìm khách hàng mục tiêu

3.4. Quảng cáo, tiếp thị mô hình kinh doanh cây cảnh mini

Hiện nay, trong sự phát triển công nghệ 4.0, cửa hàng cây cảnh mini của bạn cần sử dụng những công cụ quảng bá trực tuyến để tiếp cận khách hàng tốt hơn, cụ thể cửa hàng bạn cần có mặt trên facebook, google, youtube, tiktok,… cùng hình ảnh các loại cây xinh đẹp, video clip hướng dẫn chăm cây, giới thiệu các loại cây độc lạ,…Đặc biệt, nếu bạn định hướng đến chuyên nghiệp hóa, phân phối cây cảnh mini để bàn cho các doanh nghiệp, bạn cần đầu tư một website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn SEO, để tăng thêm lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, quảng bá offline cũng phải đẩy mạnh, hãy tổ chức các chương trình khuyến mãi, tham gia các hội chợ, triển lãm cây cảnh hoặc tổ chức những buổi workshop nhỏ để khách hàng tự tạo ra sản phẩm chậu cây kết hợp theo ý mình, vừa giúp tăng thêm doanh thu vừa giúp nhiều người biết đến cửa hàng của bạn hơn.

3.5. Chuẩn bị phương án dự phòng

Hình thức kinh doanh nào cũng có rủi ro tuy nhiên với việc kinh doanh cây cảnh mini, rủi ro là điều bạn cần đặc biệt quan tâm bởi cây cảnh mini có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, cách chăm sóc,… hoặc một yếu tố tự nhiên nào đó khiến cây chết, bạn phải lường trước và có cách dự phòng để ít tổn thất nhất.

4. Kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh mini

4.1. Chọn hình thức kinh doanh phù hợp

Bạn có thể lựa chọn kinh doanh offline hoặc online hoặc kết hợp cả hai tùy vào tình hình nhân sự của bạn. Vì việc chăm sóc, tích hợp cây cảnh tốn khá nhiều thời gian và bạn không thể quản lý các vấn đề khác nếu mở cả online và offline.

Xem thêm: Thu hút khách hàng online & offline giúp bạn bùng nổ doanh số

4.2. Trang trí cửa hàng, ảnh cây cảnh nét và đẹp

Kinh doanh cây cảnh mini đa phần hướng đến khách hàng có nhu cầu trang trí nhà cửa, nơi làm việc vì vậy cửa hàng cũng phải được chăm chút thật bắt mắt, thu hút để khách hàng cảm nhận được phong cách và tính thẩm mỹ của bạn, từ đó tăng thêm sự yêu mến đối với tiệm cây cảnh của bạn.

4.3. Giới thiệu cây cảnh cần ấn tượng, thu hút

Đối với sản phẩm là cây cảnh mini, khi tư vấn với khách hàng, bạn phải hiểu thật rõ về các đặc tính của cây như thời gian sống, điều kiện ánh sáng và lượng nước phù hợp, hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc, dựa vào nhu cầu và tính cách thông qua mô tả của khách mà tư vấn cho họ những loại cây tương ứng, ví dụ khách muốn trang trí góc làm việc trong phòng kín, không có ánh nắng và không có nhiều thời gian chăm, bạn có thể tư vấn đến các loài xương rồng, vừa dễ trồng vừa nhỏ gọn, lại rất xinh, thích hợp để trang trí ở bàn.
Mẹo nhỏ là hãy tư vấn thật nhiệt tình để thể hiện sự nâng niu, chăm sóc và hiểu rõ cây cảnh của bạn như thế nào, bởi khách hàng có xu hướng thích sản phẩm được làm từ một chuyên gia trong lĩnh vực hơn là người kinh doanh thông thường.

4.4. Bán thêm phụ kiện dành cho cây cảnh

Đây là cách hữu hiệu để tạo nên nét đặc trưng riêng cho cửa hàng cây cảnh mini của bạn. Khi bán cây cảnh, bạn hãy bán kèm các vật dụng khác mà khách hàng có thể cần như: chậu cây, dụng cụ làm vườn, hạt giống nhỏ, phân bón,… để khách hàng tự chăm thêm cây tại nhà. Đặc biệt, hãy đầu tư vào các chậu cây có hình dáng khác nhau như hình con vật, hình hoạt hình,…hay chậu cây gốm được vẽ bằng tay,… và sử dụng cho các loại cây nhỏ chuyên trang trí bàn như xương rồng, sen đá,…như vậy bạn sẽ thu hút được thêm một lượng lớn khách hàng trẻ, giơi văn phòng ưa thích sự đáng yêu.

4.5. Dịch vụ đi kèm

Sự tiện lợi là điểm cộng tuyệt vời khiến khách hàng tìm đến bạn và quay lại khi có nhu cầu. Bạn hãy cung cấp thêm các dịch vụ như giao hàng tận nhà, gói và giao quà theo đơn đặt sẵn, thiết kế chậu cây theo sở thích,…

dịch vụ giao hàng

4.6. Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Đương nhiên đây là yếu tố sống còn quyết định bạn có thành công trong lĩnh vực kinh doanh cây cảnh mini hay không, bạn càng chăm sóc tốt thì rủi ro gặp phải càng ít.

Nếu có đủ đam mê, kiến thức, sự kiên trì và chiến lược hoàn hảo, bạn hoàn toàn có thể mở một cửa hàng cây cảnh mini cho riêng mình, vừa có thu nhập ổn định vừa làm công việc mình yêu thích, hay quá phải không nào.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii