KOC Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa KOLs Và KOC

Viết bởi admin droppii - 18/11/2022
koc là gì? sự khác nhau giữa kols và koc

Trên thị trường ngày nay, đối với hầu hết các ngành nghề, việc tiếp cận các xu hướng và nắm bắt thông tin kịp thời là điều quan trọng nhất để phát triển công việc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Team marketing của các công ty hiện nay đều tập trung về việc branding thương hiệu và tăng doanh thu, vì thế họ thường tìm đến các influencer (người có sức ảnh hưởng) trên thị trường vì đây là những người dẫn đầu, nắm bắt và cập nhật xu hướng nhanh nhất, hợp tác với họ sẽ mang về hiệu quả cao về độ nhận diện thương hiệu và số lượng đơn hàng.

Nếu như trước đây influencer được doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện chiến dịch đưa những bài viết, video quay cùng sản phẩm lên những trang mạng xã hội cá nhân và đo kết quả bằng các lượt tương tác thì KOC đã xuất hiện, mang lại những trải nghiệm mới giúp doanh nghiệp đột phá hơn trong các chiến dịch của mình. Vậy cùng Droppii.com tìm hiểu KOC là gì nhé.

1. KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng chủ chốt, được hiểu như người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường, họ sẽ đưa ra các nhận xét đánh giá về sản phẩm, dịch sau khi đã tự mình trải nghiệm. KOC vẫn là một thuật ngữ khá mới ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên họ cũng đã tạo được tiếng vang và niềm tin trên thị trường, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử và được khá nhiều gen Z sử dụng. KOC có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng bởi những chia sẻ đáng tin cậy và có tính chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định.

2. Điểm khác nhau giữa KOLs và KOC

KOLs (Key Opinion Leaders) là người có sức ảnh hưởng lớn trong một cộng đồng, có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực mà họ hoạt động. Ví dụ trong lĩnh vực ẩm thực, KOLs sẽ là những đầu bếp, chuyên gia nhận định món ăn nổi tiếng,…Tiếng nói của KOLs được công nhận bởi những thành tích, kiến thức mà họ đạt được.

kol koc la gi

KOLs và KOC sẽ khác nhau ở 4 yếu tố sau đây:

2.1. Mức độ phổ biến

Mức báo giá cho các KOLs lớn thường sẽ được các agency nắm trong khoảng và báo lại với doanh nghiệp chính xác sau khi KOLs xem xét thương hiệu, quy mô chiến dịch, loại dịch vụ, sản phẩm cần review.

Ngược lại, KOC sẽ là người chọn dùng sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm. Sau đó, dựa trên kiến thức và trải nghiệm cá nhân, họ sẽ đưa ra đánh giá cho sản phẩm, dịch vụ đó và sẽ nhận mức hoa hồng dựa trên hiệu quả của chiến dịch.

Đa phần các KOLs sẽ lựa chọn các chiến dịch quy mô lớn, phù hợp với tên tuổi của họ còn KOC thì tập trung vào hiệu quả bán hàng là chính.

2.2. Quy mô khán giả

Xét về quy mô, KOLs có lượng người theo dõi lớn hơn. KOLs được chia thành nhiều cấp bậc theo số lượng người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội:

  • Mega influencers: sở hữu trên 1 triệu người theo dõi
  • Macro influencers – Celebrity: sở hữu từ 10.000 đến 1 triệu người theo dõi
  • Micro influencers: 5000 đến 10.000 người theo dõi
  • Nano influencers: 1000 đến 5000 người theo dõi

KOC sở hữu lượng người theo dõi ít hơn, hành vi mua sắm, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ sử dụng và các đánh giá của họ không phụ thuộc hay bị tác động bởi agency hay kênh media nào. Khách hàng hiện nay tìm hiểu rất kỹ những thông tin về những gì họ cần, phân tích giá, ưu và nhược điểm trước khi quyết định mua, vì thế họ cũng có một số thông tin nhất định về sản phẩm nên những đánh giá chân thật từ việc sử dụng của các KOC sẽ được xem trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng.

phân loại koc & kol

2.3 Tính chủ động

Thông thường, doanh nghiệp tiếp cận mời KOLs dùng thử sản phẩm, dịch vụ miễn phí, sau đó viết bài cảm nhận và quảng bá đến người tiêu dùng. Các KOLs sẽ tìm hiểu thông tin và gửi báo giá cho doanh nghiệp dựa trên quy mô, tên tuổi của thương hiệu, loại hình sản phẩm, dịch vụ cần review.

KOC chủ động hơn trong việc mua và đưa ra đánh giá cho các sản phẩm họ thích, họ mua hàng với các lý do cá nhân như sự gắn bó với thương hiệu, độ nổi tiếng của sản phẩm, dịch vụ, như cầu riêng,…Họ sẽ tự bỏ tiền ra mua sản phẩm và nhận lại hoa hồng dựa trên tổng số đơn hàng bán được cho người tiêu dùng.

2.4. Tính chuyên môn

KOLs có tính chuyên môn cao trong lĩnh vực họ hoạt động. Tuy nhiên, do sự đại trà của các bài quảng cáo và không xác thực được KOLs có thật sự sử dụng sản phẩm không nên khách hàng dần không tin tưởng nhiều với những review của KOLs mặc dù họ có nhiều kiến thức.

KOC không hẳn có kiến thức chuyên môn sâu, họ chỉ đánh giá dựa trên quan điểm một người tiêu dùng bình thường và một chút am hiểu về lĩnh vực này. Ví dụ các bạn KOC review về các mỹ phẩm chăm sóc da, sẽ dựa trên kinh nghiệm sử dụng nhiều loại sản phẩm và cảm nhận hiệu quả trên da của họ, họ cũng sẽ có kiến thức nền về mỹ phẩm chăm sóc da nhưng để nói chuyên sâu về thành phần, cấu tạo và phân tích nên dùng loại nào cho da nào thì chưa hẳn KOC nào cũng làm được. Tuy nhiên, các đánh giá của họ sẽ nhận được sự tin cậy cao từ người tiêu dùng bởi đưa ra được cả ưu và nhược điểm của sản phẩm công tâm, không chú trọng quảng cáo và tâng bốc.

3. Đánh giá tầm quan trọng của KOC & KOLs trong các chiến dịch marketing

Thời buổi phát triển công nghệ 4.0, doanh nghiệp muốn phát triển phải đánh mạnh vào marketing, và KOLs KOC đang là hình thức marketing mang lại nhiều tác động cho hình ảnh, giá trị thương hiệu và doanh thu.

Một nhãn hàng được nhiều KOLs, KOC sử dụng, viết bài đánh giá ít nhiều tác động đến sự tò mò của người tiêu dùng, và kích thích mua hàng.

tam quan trong cua kols & koc

4. Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn marketing với KOC thay vì KOLs?

Hiện nay khách hàng mua sắm rất thông minh, họ luôn có bước đánh giá chi tiết thậm chí có nhiều kiến thức nền về sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua sắm. KOC đã thật sự đánh được vào tâm lý khách hàng với vai trò như một người bạn đưa ra lời khuyên sau khi đã sử dụng sản phẩm, điều này dẫn đến quyết định hợp tác với KOC của ngày càng nhiều doanh nghiệp.

Hơn nữa, chi phí cho các KOC tiết kiệm và hiệu quả hơn nhiều KOLs vì họ nhận lại khoản hoa hồng trên số lượng đơn hàng bán được, doanh nghiệp đảm bảo đo lường được hiệu quả mỗi chiến dịch.

Tuy nhiên, để phát triển toàn diện, doanh nghiệp cần sử dụng kết hợp cả hình thức KOLs và KOC marketing bởi mỗi chiến dịch đều có KPI khác nhau về khách hàng mục tiêu, doanh thu, độ phủ thương hiệu,…tùy chiến dịch mà chọn hợp tác cùng KOLs hay KOC.
Trên đây là những thông tin cơ bản về KOC, hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii