Bí Quyết Kinh Doanh Mỹ Phẩm Thành Công Không Phải Ai Cũng Biết

Viết bởi admin droppii - 04/12/2022
BÍ QUYẾT KINH DOANH MỸ PHẨM THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Kinh doanh mỹ phẩm có còn “hot” không hay đang trong giai đoạn bão hòa? Ai ai cũng dấn thân vào con đường kinh doanh mỹ phẩm. Vậy kinh doanh mỹ phẩm có lời không?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên kinh doanh bán mỹ phẩm không? Hoặc bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Thì bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề này. Đồng thời, Droppii sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bán mỹ phẩm để có lời cao.

1. Kinh doanh mỹ phẩm là gì?

Kinh doanh mỹ phẩm là hoạt động sản xuất và/hoặc mua bán các sản phẩm mỹ phẩm. Ngành kinh doanh mỹ phẩm đã có từ lâu. Nhưng hiện nay vẫn là một ngành được nhiều người nghĩ đến khi có ý định khởi nghiệp.

Các sản phẩm mỹ phẩm bao gồm: sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm trang điểm,… Hiện nay, một số cửa hàng mỹ phẩm còn kết hợp cả nước hoa và phụ kiện kinh doanh chung với mỹ phẩm.

donghanh banner l

Kinh doanh mỹ phẩm

2. Ngành kinh doanh mỹ phẩm đang “hot” hay đã bão hòa?

Rất nhiều người khi có ý định khởi nghiệp đều nghĩ đến việc bán mỹ phẩm. Bởi ngành này hiện đang rất hot. Vậy ngành kinh doanh mỹ phẩm đã bão hòa chưa? Hãy vẫn còn cơ hội cho chúng ta bước chân vào?

2.1. Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng

Nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm. Có một vẻ ngoài ưa nhìn là lợi thế và tạo nên sự tự tin trong giao tiếp. Nhu cầu làm đẹp dần trở thành một nhu cầu thiết yếu cũng như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi.

Nếu ngày xưa, làm đẹp chỉ là nhu cầu của nữ giới. Thì hiện nay, cả nam giới lẫn nữ giới, ở mọi độ tuổi, ngành nghề đều có nhu cầu làm đẹp.

Vì vậy, ngành mỹ phẩm vẫn là một ngành tiềm năng trong rất nhiều năm.

2.2. Nhiều cách thức kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm

Ngoài nhu cầu mỹ phẩm ngày càng tăng. Các hình thức kinh doanh mỹ phẩm cũng rất đa dạng. Một số hình thức kinh doanh bán mỹ phẩm mà bạn có thể thấy hiện nay là:

  • Mở cửa hàng bán mỹ phẩm
  • Kinh doanh mỹ phẩm online
  • Kinh doanh mỹ phẩm thông qua sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki,…
  • Kinh doanh mỹ phẩm thông qua trang web
  • Livestream bán mỹ phẩm trên Facebook, Tiktok,…

Kinh doanh mỹ phẩm

3. Để mở shop bán mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn tối thiểu?

Cần bao nhiêu vốn thì có thể mở cửa hàng bán mỹ phẩm? Câu hỏi này là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định kinh doanh các sản phẩm làm đẹp. Chúng ta sẽ điểm qua một số loại chi phí cần để mở cửa hàng mỹ phẩm.

3.1. Vốn nhập hàng

Vốn nhập hàng là khoản chi phí lớn nhất và cũng là quan trọng nhất khi kinh doanh mỹ phẩm.

Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà bạn chọn kinh doanh và quy mô kinh doanh mà yêu cầu về vốn sẽ khác nhau. Nếu bạn muốn bán các sản phẩm bình dân thì tất nhiên nguồn vốn sẽ “dễ thở” hơn so với kinh doanh các mỹ phẩm cao cấp.

Tuy nhiên, bạn có thể dự trù chi phí nhập hàng khoảng 50 – 100 triệu. Số vốn ít yêu cầu bạn phải giỏi cân đối các mặt hàng và số lượng nhập hàng. Số vốn cao thì bạn sẽ có thể đa dạng sản phẩm và số lượng kinh doanh.

Lưu ý, nếu bạn nhập hàng với số lượng quá ít, bạn sẽ không có được mức giá tốt. Kéo theo giá sản phẩm bán ra cũng cao hơn. Vì vậy, nguồn vốn cao cũng là một lợi thế khi kinh doanh.

Kinh doanh mỹ phẩm

3.2. Chi phí mặt bằng và hoàn thiện cửa hàng

Vốn thuê mặt bằng sẽ tùy thuộc vào vị trí cửa hàng mà bạn muốn mở. Tuy nhiên, để cửa hàng của bạn nổi bật, bạn nên thuê ở các khu vực đông dân cư, gần đường lớn. Chi phí thuê mặt bằng trung bình khoảng từ 10 – 15 triệu/tháng. Khi bạn thuê mặt bằng để kinh doanh, cần phải đặt cọc trước 3 – 6 tháng tùy chủ nhà.

Chi phí trang trí cửa hàng tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh của bạn. Bạn cần dự trù các chi phí sơn sửa, mua kệ, thiết kế bảng hiệu,… Chi phí này sẽ dao động từ 20 – 30 triệu.

Nếu bạn muốn kinh doanh online thì có thể bỏ qua khoản chi phí này.

3.3. Vốn thuê nhân viên

Để vận hành cửa hàng, bạn cần thuê ít nhất 1 nhân viên bán hàng, 1 nhân viên kho, 1 nhân viên đóng hàng, 1 nhân viên bảo vệ. Nếu quy mô cửa hàng lớn, còn cần thuê nhiều nhân viên hơn.

Chi phí cho nhân viên trung bình từ 3 – 5 triệu/tháng. Nếu bạn mới khởi nghiệp bán mỹ phẩm hoặc quy mô cửa hàng nhỏ thì không nên thuê nhân viên để thêm tốn kém.

3.4. Các chi phí khác

Ngoài các chi phí trên, còn có rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Các loại chi phí có thể kể đến là:

  • Chi phí chạy quảng cáo
  • Chi phí bao bì, đóng gói, quà tặng cho khách hàng
  • Chi phí đề phòng rủi ro mất trộm, hư hao,…

Đồng thời, để đề phòng kinh doanh không có lợi nhuận. Bạn nên có khoảng 50 triệu làm vốn dự trù duy trì hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh mỹ phẩm

4. Quy trình kinh doanh mỹ phẩm thành công

Sau khi xác định được số vốn cần chuẩn bị, chúng ta sẽ tìm hiểu các bước cần thiết để kinh doanh mỹ phẩm.

4.1. Lên danh sách mỹ phẩm bạn sẽ bán

Tùy thuộc vào nguồn vốn, bạn cần lên danh sách các sản phẩm mình sẽ bán và số lượng nhập ban đầu. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thiết yếu và các sản phẩm đang hot hiện nay.

Nếu bạn chưa biết sản phẩm nào được quan tâm hiện nay. Bạn có thể đi dạo một vòng các shop mỹ phẩm để xem họ bán những sản phẩm gì. Học hỏi từ người đi trước không bao giờ là thừa trong kinh doanh.

4.2. Xác định tệp khách hàng bạn muốn nhắm đến

Bạn bán mỹ phẩm cho ai? Họ có đặc điểm như thế nào? Họ sống ở đâu? Độ tuổi bao nhiêu? Họ thích mua sắm vào thời điểm nào? Họ mua thông qua kênh bán hàng nào?

Bạn phải trả lời tất cả các câu hỏi trên để vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu. Ví dụ, bạn muốn bán các sản phẩm chống lão hóa. Chân dung khách hàng mục tiêu của bạn phải là những người:

  • Độ tuổi từ 25 trở lên
  • Sống ở thành thị
  • Họ muốn làm sáng da, giảm nếp nhăn
  • Họ thường bận rộn nên thích mua hàng online

Càng liệt kê chi tiết các đặc điểm của khách hàng, bạn sẽ càng dễ dàng thỏa mãn được họ. Không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp cho họ, mà bạn còn biết cách làm thế nào để gây sự chú ý, khiến họ phải mua sản phẩm của bạn thay vì của cửa hàng khác.

Xem thêm: 7 Chiến Lược Thu Hút Khách Hàng Lâu Dài

4.3. Lên kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh bao gồm:

  • Mục tiêu
  • Đối tượng khách hàng
  • Các bước cụ thể thực hiện kinh doanh
  • Kế hoạch hành động
  • Dự toán kinh phí

Ngoài ra, một kế hoạch kinh doanh còn cần phải nghiên cứu thị trường cẩn thận, các giai đoạn hành động, kế hoạch quản lý rủi ro,…

Nhưng nếu lần đầu bạn kinh doanh mỹ phẩm và không có nhiều kiến thức chuyên môn kinh tế. Bạn cứ liệt kê ra những việc cần làm theo các bước mà chúng tôi đã gợi ý.

Xem thêm: Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

4.4. Chuẩn bị vốn

Bạn lấy nguồn vốn từ đâu để kinh doanh? Có thể là tiền tiết kiệm của bạn, hoặc tiền bạn vay người thân, vay ngân hàng. Bạn có thể làm mọi thứ để có nguồn vốn. Nhưng hãy tính toán thời gian hoàn vốn. Đặc biệt là nếu bạn đi vay ngân hàng.

Thời gian hoàn vốn là thời gian lợi nhuận do bán hàng của bạn đủ bù đắp số tiền bạn bỏ ra. Bạn cần đặt mục tiêu doanh số bao nhiêu để nhanh hoàn vốn?

Hãy tính toán kỹ phần này. Một số người cứ bán hàng rồi lấy doanh thu đi nhập hàng tiếp tục mà không biết lợi nhuận đã đi đâu. Tính toán thời gian hoàn vốn sẽ giúp bạn kiểm soát những khoản thu và chi của mình có đang đi đúng kế hoạch hay không và hoạt động kinh doanh bán mỹ phẩm có lãi không.

4.5. Chọn địa điểm đẹp để mở cửa hàng mỹ phẩm

Quy trình kinh doanh mỹ phẩm thành công

Tùy theo đối tượng khách hàng của bạn mà bạn chọn địa điểm mở cửa hàng cho phù hợp. Ví dụ, khu vực gần các trường đại học sẽ phù hợp để mở cửa hàng mỹ phẩm bình dân hơn là các cửa hàng cao cấp.

Hãy trả lời câu hỏi “Ở đâu có nhiều khách hàng mục tiêu của tôi?” để chọn địa điểm phù hợp.

4.6. Đăng ký kinh doanh mỹ phẩm

Đăng ký kinh doanh là hoạt động bắt buộc khi mở shop mỹ phẩm. Bạn cần chọn tên cửa hàng dễ nhớ, ngắn gọn và không bị trùng hay gây hiểu lầm với các shop mỹ phẩm khác.

Sau khi đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ được pháp luật công nhận và bạn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

4.7. Thiết kế và trang hoàng shop mỹ phẩm

Một cửa hàng sạch sẽ và bắt mắt sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể thiết kế và trang trí theo bất kỳ phong cách nào nhưng hãy chú ý các đặc điểm sau:

  • Đèn trong cửa hàng phải đủ sáng
  • Có sẵn gương để khách hàng dùng thử sản phẩm
  • Có bố trí bồn rửa tay (nếu được) vì khi khách hàng mua hàng có thể thử ra tay
  • Có thể xông thêm tinh dầu để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng
  • Các mặt hàng mỹ phẩm phải được sắp xếp ngăn nắp

4.8. Thuê và đào tạo nhân viên

Thuê nhân viên thì dễ, nhưng điều quan trọng hơn chính là đào tạo nhân viên. Một nhân viên bán hàng mỹ phẩm cần phải am hiểu về kiến thức làm đẹp, kiến thức sale, có thái độ lễ phép, lịch sự đối với khách hàng.

Thái độ và sự phục vụ của nhân viên là một trong những yếu tố quyết định khách hàng có quay trở lại mua hàng ở shop của bạn hay không.

4.9. Quảng bá cửa hàng mỹ phẩm

Các hoạt động khuyến mãi, sự kiện khai trương, chương trình tri ân,.. sẽ không có ai biết đến nếu bạn không quảng bá.

Mạng xã hội là một phương tiện tuyệt vời để bạn làm điều này. Tuy nhiên, hãy xây dựng chiến lược marketing thật tốt để tối ưu chi phí mà vẫn thu hút được lượng lớn khách hàng.

Kinh doanh mỹ phẩm

5. Bí quyết kinh doanh mỹ phẩm có lợi nhuận cao

5.1. Luôn đặt uy tín lên hàng đầu

Mỹ phẩm là ngành hàng có ảnh hưởng đến sức khỏe và diện mạo của khách hàng. Vì vậy, nếu bạn có ý định bán hàng kém chất lượng thì chắc chắn sẽ không thể tồn tại lâu. Bán hàng chất lượng và uy tín là điều kiện cần để bạn thành công trong lĩnh vực này.

5.2. Nghiên cứu người mua hàng và đối thủ

Không những hiểu khách hàng muốn gì, cần gì, bạn còn cần hiểu đối thủ. Đối thủ của bạn đang bán những mặt hàng gì? Họ bán với giá bao nhiêu? Có khuyến mãi gì? Họ có hiệu quả với chiến lược bán hàng đó không?

Hiểu đối thủ không phải để bạn sao chép cách họ kinh doanh. Mà để bạn tìm ra giải pháp tốt hơn, làm hài lòng khách hàng hơn. Có như vậy thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn mới được nâng cao.

5.3. Luôn học tập và cập nhật kiến thức về làm đẹp

Đây là một điều kiện cần nữa. Có thể bạn nghĩ chỉ cần có vốn là có thể kinh doanh. Tuy nhiên, khi kinh doanh bất cứ sản phẩm nào, bạn cũng phải hiểu về nó.

Khi hiểu về sản phẩm và các kiến thức làm đẹp, bạn có thể đào tạo nhân viên tốt hơn. Lại vừa có thể hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn.

Một số người muốn mua mỹ phẩm nhưng chưa thực sự biết nên mua gì. Lúc này, những kiến thức về làm đẹp sẽ giúp bạn.

5.4. Triển khai chiến lược bán hàng theo mùa

Có một sự thật trong kinh doanh là có thể một sản phẩm bán chạy trong thời gian này nhưng sẽ không bán được trong thời gian khác.

Bạn chỉ ăn bánh trung thu 1 lần/năm, mua mứt 1 lần/năm,… Mỹ phẩm cũng vậy! Một số “mùa” trong ngành mỹ phẩm như:

  • Mùa hè ưu tiên sản phẩm mỏng nhẹ, xịt khoáng, kem chống nắng
  • Mùa đông ưu tiên sản phẩm dưỡng ẩm
  • Mùa lễ hội ưu tiên các sản phẩm trang điểm

5.5. Chú trọng xây dựng chiến lược Marketing ấn tượng

Chiến lược marketing tốt sẽ thu hút được nhiều người mua hàng hơn. Hiện nay, người tiêu dùng lướt qua thông tin rất nhanh. Nếu bạn không có chiến lược marketing ấn tượng sẽ không thu hút được khách hàng mua mỹ phẩm của bạn.

5.6. Kết hợp kinh doanh online cùng với offline

Để kết hợp kinh doanh online và offline đòi hỏi rất nhiều chi phí và sự quản lý. Nếu hiện tại, bạn chưa đủ kinh nghiệm để làm điều này, thì hình thức kinh doanh online sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Tuy nhiên, một bộ phận khách hàng luôn muốn đến tận nơi để mua hàng. Vì vậy, kết hợp cả hai hình thức kinh doanh sẽ là lợi thế của bạn.

5.7. Thường xuyên khuyến mãi

Black Friday là thời điểm các cửa hàng thu được doanh thu khủng. Bởi vì ai cũng ra quyết định mua hàng nhanh hơn khi có khuyến mãi. Thường xuyên khuyến mãi sẽ giúp khách hàng ưa thích mua hàng tại cửa hàng của bạn hơn.

Xem thêm: Những Chương Trình Khuyến Mãi Được Ưa Chuộng Hiện Nay

5.8. Kết hợp các ứng dụng quản lý bán hàng

Nếu bạn có nhiều kênh bán hàng (Shopee, Lazada, Tiktok, website,…) thì sẽ vô cùng khó để quản lý. Trong trường hợp này, bạn nên tận dụng các ứng dụng quản lý bán hàng để quản lý hiệu quả hơn.

5.9. Xây dựng các kênh social chia sẻ bí quyết làm đẹp

Mạng xã hội đem lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích. Xây dựng các kênh social không những giúp bạn có một lượng người theo dõi hùng hậu mà còn dễ dàng chia sẻ các chương trình khuyến mãi đến với mọi người.

Kinh doanh mỹ phẩm tuy là ngành tiềm năng nhưng không phải ai cũng thành công trong lĩnh vực này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và biết cách kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii