Cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả
Truyền thông marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu không thể thiếu trong doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược truyền thông càng chi tiết thì cơ hội thành công càng cao. Vậy cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng Droppii tìm hiểu nhé!
1. Truyền thông marketing là gì?
Ngành nghề truyền thông marketing là gì? Đây là lĩnh vực phổ biến hiện nay, không thể thiếu trong việc tiếp thị, quảng bá thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Truyền thông marketing là công việc truyền tải các thông điệp thông qua các phương tiện truyền thông để tiếp cận với khách hàng, nhằm mục đích quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ nhằm thực hiện công việc bán hàng.
Hiện nay, có nhiều phương thức truyền thông như: truyền thông trực tiếp (nhờ đội ngũ sale bán hàng, thông qua telesale để tương tác với khách hàng), truyền thông gián tiếp (sử dụng các dịch vụ quảng cáo, trưng bày vật dụng quảng cáo tại hội chợ/triển lãm/sự kiện, các phương tiện truyền thông như: internet, phát tờ rơi, treo biển quảng cáo…). Tùy theo từng mục tiêu của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp.
2. Các mục tiêu truyền thông marketing là gì?
Sau khi đã tìm hiểu truyền thông marketing là gì, bạn cũng nên biết các mục tiêu truyền thông marketing là gì để dễ dàng làm công việc này trong kinh doanh.
2.1 Mục tiêu truyền thông marketing hình thành nhu cầu về sản phẩm
Hướng đến đối tượng mục tiêu để sử dụng các phương tiện truyền thông giúp định vị thương hiệu của doanh nghiệp nằm trong tâm trí của khách hàng. Từ đó, khách hàng biết đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, ngay lập tức khách hàng sẽ nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Marketing truyền thông giúp bạn định hình cho khách hàng nhu cầu sử dụng sản phẩm. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của bạn thường xuyên định hình thói quen cho khách hàng, thương hiệu của bạn ăn sâu vào suy nghĩ của khách hàng.
Để khách hàng nhận biết thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ cần phải có thời gian và cần phải có sự kết hợp giữa truyền thông và sản phẩm/dịch vụ phải có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
2.2 Mục tiêu đưa thông tin đến khách hàng
Sử dụng truyền thông marketing doanh nghiệp cung cấp thông tin đến khách hàng và truyền thông ra thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Điển hình như trước khi tung sản phẩm/dịch vụ ra thị trường và tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp sẽ cung cấp các thông tin như: tên, giá thành, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, dịch vụ đi kèm, khuyến mãi…
2.3 Thực hiện mục tiêu thuyết phục khách hàng
Ngoài việc cung cấp thông tin cho khách hàng thì mục tiêu chính của truyền thông marketing là điều hướng hành vi người dùng nhằm thay đổi thái độ và điều hướng khách hàng phát sinh nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Hoạt động cụ thể là tổ chức các chiến dịch quảng cáo, chương trình ưu đãi thu hút khách hàng.
2.4 Mục tiêu nhắc nhở
Doanh nghiệp sử dụng nguyên tắc lặp lại một sự việc nhiều lần để thực hiện mục tiêu nhắc nhở khách hàng biết đến doanh nghiệp của bạn, trong tương lai khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ sẽ liên hệ đến bạn.
Thực hiện mục tiêu nhắc nhở, doanh nghiệp bạn sẽ treo pano quảng cáo, banner đặt ngoài trời…
2.5 Mục tiêu xây dựng thương hiệu
Làm sao để thương hiệu của bạn luôn hiện hữu trong tâm trí của khách hàng? Hãy đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bằng việc xây dựng chiến dịch truyền thông marketing.
2.6 Truyền thông marketing với mục tiêu bán hàng
Mục tiêu truyền thông marketing gắn liền với nhiều hoạt động kinh doanh như tổ chức các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng nhằm bán được nhiều sản phẩm/dịch.
Xem thêm: Điều Cần Biết Để Bán Hàng Online Tại Nhà Có Doanh Thu Cao
3. Các kênh làm truyền thông marketing hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu mục tiêu truyền thông marketing là gì, bạn cũng nên biết các kênh làm truyền thông marketing hiệu quả.
3.1 Kênh quảng cáo
Quảng cáo là một trong những cách làm truyền thông marketing phổ biến hiện nay. Quảng cáo là hình thức cung cấp những thông thông tin về sản phẩm/dịch vụ thông qua phương tiện truyền thông như: báo, đài, mạng xã hội, website… để tiếp cận khách hàng.
3.2 Mạng xã hội
Truyền thông marketing mạng xã hội phục vụ cho việc chia sẻ thông tin, kết nối để trao đổi nhu cầu sử dụng, mua bán sản phẩm/dịch vụ.
Hiện nay, mạng xã hội sử dụng để thực hiện công việc marketing, bán hàng online, PR hay tư vấn thắc mắc của khách hàng. Kênh truyền thông marketing thông qua mạng xã hội ngày càng sử dụng phổ biến rộng rãi.
3.3 Truyền thông marketing tại điểm bán (Trade Marketing)
Hiện nay, khách hàng quan tâm đến việc tự lựa chọn mua sản phẩm trực tiếp tại quầy, nên có nhiều doanh nghiệp/cửa hàng đã thành lập bộ phận marketing tại điểm bán, còn gọi là Trade Marketing.
Xu hướng Trade Marketing đòi hỏi các nhà cung cấp phải duy trì mối quan hệ với các cửa hàng bán lẻ nhằm mục đích đảm bảo các nhà bán lẻ sẽ quảng bá sản phẩm của công ty mình so với đối thủ cạnh tranh.
3.4 Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là một kênh truyền thông marketing phát triển hiện nay, gồm các hoạt động có liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ tốt với các nhóm đối tượng khách hàng. Hỗ trợ công ty xây dựng một hình ảnh thân thiện, và hỗ trợ xử lý các vấn đề xảy ra với công ty.
3.5 Bán hàng cá nhân
Đây là hoạt động giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng thông qua nhân viên bán hàng nhằm mục đích bán hàng. Bán hàng trực tiếp thông qua cá nhân có khả năng đạt thành công cao hơn so với các kênh truyền thông marketing khác.
Các nhân viên bán hàng thực hiện nhiệm vụ giúp khách hàng nhận được sản phẩm, và họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm đã mua.
Xem thêm: Top 5 Kênh Marketing Offline Phổ Biến Thường Gặp
4. Cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả
Chiến lược truyền thông marketing là một phần của chiến lược thị trường, lên chiến lược càng chi tiết giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp xây dựng vị trí vững chắc trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của khách hàng.
Cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Đối tượng mục tiêu
Bước đầu tiên khi lên chiến lược truyền thông marketing là bạn phải xác định rõ đối tượng khách hàng là ai. Bạn cũng cần phân loại rõ ràng giữa khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng, bởi vì để truyền tải thông tin đến hai đối tượng này bạn cần sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau.
Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng khách hàng. Bởi mỗi hành vi mua hàng của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: nhu cầu, tuổi tác, khu vực sinh sống, mức thu nhập, tâm lý, thói quen hoặc lối sống.
2. Thông điệp định vị
Hiện nay, có quá nhiều luồng thông tin về sản phẩm/dịch vụ nên khách hàng choáng ngợp do quá tải. Giữa một rừng thông tin như vậy, một định vị thông điệp rõ ràng, chi tiết và cho khách hàng thấy được lợi ích mà họ nhận được giúp bạn có cơ hội tiếp cận khách hàng dễ dàng, định vị thông điệp truyền thông đi sâu vào trong nhận thức và lưu lại trong suy nghĩ lâu dài.
3. Mục tiêu truyền thông
Không nên xem nhẹ mục tiêu truyền thông khi xây dựng chiến lược truyền thông marketing. Mục tiêu truyền thông marketing gồm: xây dựng một hình ảnh, xây dựng giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ; thông báo chương trình khuyến mãi; giới thiệu sản phẩm mới… Xác định được mục tiêu truyền thông cụ thể, giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả khi thực hiện chiến lược truyền thông marketing.
4. Xây dựng cách tiếp cận và thông điệp truyền đi
Khi thấu hiểu khách hàng và hiểu rõ về thị trường, bạn mới bắt đầu xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng. Bạn nên xác định rõ thông điệp muốn truyền đến khách hàng là gì và ước lượng hiệu quả như thế nào. Sau đó, lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp để truyền tải thông điệp.
5. Truyền thông và hiệu quả kinh doanh
Truyền thông marketing phải mang lại hiệu quả trong việc kinh doanh, để biết hiệu quả như thế nào cần phải được đo lường. Đo lường hiệu quả truyền thông marketing bạn nên so sánh hiệu quả đạt được so với mục tiêu truyền thông đã đề ra ngay từ đầu.
Ngoài ra, bạn nên so sánh chi phí buộc chi trả khi sử dụng những phương tiện truyền thông khác nhau. Ví dụ: bạn đặt ra mục tiêu đạt tối thiểu tỷ lệ 80% khách hàng mục tiêu nhận biết sản phẩm của bạn trong vòng 3 tháng, và bạn thực hiện cuộc khảo sát khách hàng sau 3 tháng kể từ khi thực hiện chương trình truyền thông để kiểm tra xem có bao nhiêu phần trăm khách hàng nhận biết sản phẩm mới của bạn.
6. Theo đuổi
Khi giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng cũng như xây dựng thương hiệu đi vào suy nghĩ, nhận thức của khách hàng để điều hướng hành vi của họ thì bạn phải kiên trì thực hiện một chiến lược truyền thông lâu dài, dù có gặp nhiều khó khăn, hay trở ngại thì bạn cũng phải kiên trì thực hiện.
Truyền thông marketing là một ngành nghề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay, vai trò của ngành truyền thông marketing quyết định nhiều đến định hướng khách hàng có biết đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ hay không và từ đó họ có hành vi mua sắm không. Qua bài viết này, Droppii hy vọng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm khi làm truyền thông marketing.
Vận dụng kiến thức truyền thông marketing để kiếm thêm nguồn thu nhập thứ 2 với mô hình dropshipping tại Droppii, không cần vốn, không nhập hàng. Để biết các thông tin về kinh doanh dropshipping, bạn hãy điền thông tin vào form đăng ký bên dưới bài viết, các chuyên viên tư vấn của Droppii sẽ liên hệ với bạn và hướng dẫn chi tiết nhất.