6 điều cần biết khi muốn mở cửa hàng kinh doanh thời trang
Bạn là một “tín đồ” thời trang và bạn muốn thử sức với lĩnh vực tiềm năng này. Nếu chỉ có đam mê hay nguồn vốn để kinh doanh là không đủ. Kinh nghiệm lập shop thời trang luôn là điều quan trọng, quyết định phần sự thắng – bại khi “dấn thân” vào lĩnh vực mới mẻ này. Cùng Droppii tìm hiểu những điều cần lưu ý khi muốn mở cửa hàng kinh doanh thời trang nhé!
1. Chọn phong cách thời trang kinh doanh tại cửa hàng
Xác định phong cách thời trang là điều thiết yếu cần luôn phải ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu kinh doanh thời trang. Khi hoạt động trong lĩnh vực này chủ cửa hàng không không chỉ bản sản phẩm, mà bán phong cách.
Những người hoạt động trong lĩnh vực thời trang đã có nhiều cửa hàng hay chuỗi cửa hàng danh tiếng cho rằng, phong cách mới là điều khiến cửa hàng mình trở nên đặc biệt và nổi trội giữa vô vàn các cửa tiệm khác nhau. Chính vì thế, ngay trong giai đoạn phác họa ý tưởng kinh doanh, nhà đầu tư cần xác định cửa hàng của mình sẽ mang tới cho khách bất kỳ phong cách thời trang nào trẻ trung, hiện đại, cá tính, hoặc quyến rũ…
Phác thảo phong cách thời trang mang đến sự hình dung ban đầu cho cửa hàng kinh doanh của bạn. Điều này giúp cho nhà đầu tư có thể duy trì việc xây dựng phong cách thời trang được bền vững, không đi lệch hướng, không nhàm chán và mờ nhạt trong mắt khách hàng.
2. Lập bảng kế hoạch kinh doanh sơ bộ
Người Việt có câu thành ngữ: “Mua có bạn, bán có phường”, khi có kế hoạch mở shop quần áo, bạn cần phải biết rõ ở ngoài đó, người ta đang bán gì, giá cả ra làm sao, kiểu dáng và chất liệu có phù hợp. Từ đó, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm mở shop quần áo riêng.
Không chỉ thế việc tính toán kinh phí và doanh thu khi mở shop quần áo là điều vô cùng quan trọng khi lên kế hoạch mở shop. Khi bạn có đủ vốn đầu tư kinh doanh quần áo thì hãy trích khoảng 50% số vốn đã có để dành bán chuyến hàng tiếp theo.
Đây là kỹ năng bán quần áo rất tốt bạn nên ghi nhớ. Đừng bao giờ liều lĩnh mua toàn bộ hàng với số tiền đang có vì rủi ro sẽ cao hơn. Theo chia sẻ của một số chủ shop quần áo thì bạn nên có vốn dự trữ để phòng các tình huống xấu có thể ập đến khi hiện thực hóa giấc mộng kinh doanh thời trang của bản thân.
3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Khi lên kế hoạch kinh doanh quần áo, việc trước tiên là cần biết rõ đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn đang hướng tới là ai. Bán hàng đa dạng hóa nguồn thu là mục tiêu của phần lớn những người mới tập tành kinh doanh.
4. Tìm mặt bằng kinh doanh sao cho phù hợp
Lựa chọn địa điểm khi khai trương cửa hàng kinh doanh thời trang là điều rất cần thiết đối với kế hoạch kinh doanh quần áo, bởi vị trí đắc địa ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của một cửa hàng thời trang.
Điều đó giải thích tại sao các chủ cửa hàng chấp nhận bỏ số tiền khổng lồ vào những địa điểm họ tin là phù hợp với mục tiêu thành công khi kinh doanh thời trang. Vậy nên, khi lên kế hoạch kinh doanh shop quần áo, bạn nên chọn địa điểm khai trương cửa hàng sao cho hợp với mục tiêu của bản thân.
Kinh doanh khu trung tâm buôn bán sẽ tập trung đông cửa hàng với đủ loại hàng hoá đa dạng và lưu lượng khách đi lại lớn. Nếu đặt cửa hàng ở khu vực mặt tiền của phố chính nơi có đông người đi lại hiệu quả sẽ càng cao.
5. Trang trí cửa hàng
Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng là điều rất quan trọng đối với việc kinh doanh shop quần áo của bạn. Bởi vì khi khách hàng muốn mua tại cửa hàng của bạn thì họ sẽ không chỉ đến vì quần áo đẹp mà thậm chí còn bị hấp dẫn về cửa hàng đó. Một cửa hàng được trang hoàng lộng lẫy với nhiều ngọn nến hay các câu khẩu hiệu “bắt trend” chắc hẳn sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn một cửa hàng bình thường phải không bạn?
- Mặt bằng: Bạn sẽ chọn một cửa hàng rộng khoảng mấy mét vuông? Hoặc đơn thuần đó là shop bán hàng online? Tuỳ theo loại hình kinh doanh shop thời trang mà bạn sẽ có mức chi phí đầu tư thích hợp. Đây là khoản tiền làm shop quần áo cố định lớn nhất mà bạn phải có, vì thế cũng phải xem xét rất kỹ
- Thiết kế nội thất: Giá kệ thời trang, tủ áo, giày dép (cần phải đẹp và chú trọng vào khu vực giới thiệu sản phẩm, vải lanh càng tốt. Tiếp theo là quầy thanh toán, máy tính cùng trang thiết bị bán hàng (bạn cần có để có thể quản lý hàng hoá, xuất nhập, tránh thua lỗ mà không phải cất công dành cả 1 mấy tiếng cuối ngày để kiểm tra hàng hoá, tiền vốn, hàng tồn…) .
- Đôi khi nhờ có thiết bị thông minh nên bạn có thể an tâm để kinh doanh hoặc thực hiện những hoạt động khác. Shopping tiện lợi, bởi đơn giản bên cạnh bạn có điện thoại hay ipad. Có thể truy cập hệ thống bán hàng từ xa và các camera giám sát từ xa.
- Thiết kế ngoại thất: Mẫu quảng cáo biển hiệu, có 1 số hình ảnh về thời trang gắn trên các khu vực sản phẩm một cách sinh động
6. Thiết lập các chương trình khuyến mãi
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh thời trang thì những ý tưởng quảng cáo đã phải nằm trong kế hoạch kinh doanh quần áo của bạn, hoặc các đợt giảm giá kéo dài khoảng 3 tháng đầu mới có số lượng khách cố định.
Việc quảng cáo, phổ biến nhất hiện nay là hình thức online trên những mạng xã hội như Facebook, Instagram… hay các quảng cáo hiển thị, tìm của Google.
7. Kết luận
Hy vọng với 6 điều cần biết ở trên, Droppii đã nghiên cứu và tập hợp để giúp hỗ trợ bạn sớm hình thành cho bản thân một kế hoạch kinh doanh quần áo hiệu quả. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình mở cửa hàng kinh doanh thời trang, hãy để lại thông tin để các chuyên gia từ Droppii hỗ trợ bạn nhé!
Xem thêm: Mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm làm đẹp làm sao để nhanh thu hồi vốn?