Gợi ý tên shop hay cho mọi ngành nghề kinh doanh

Viết bởi admin droppii - 08/03/2023
ten shop hay

Điều gì sẽ ấn tượng một người khách đi qua đường với cửa hàng của bạn? Tên shop hay? Cách trang trí? Hay các hoạt động quảng cáo bên ngoài cửa hàng? Chắc chắn tên shop là một yếu tố dễ gây chú ý cho người khác. Để đặt được tên shop giúp khách hàng dễ nhớ và ấn tượng thì cần chú ý một vài yếu tố mà bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tại sao cần chú ý khi đặt tên shop?

Biết cách đặt tên shop như thế nào cho đúng là điều rất quan trọng và cần thiết bởi nó gắn với hình ảnh thương hiệu của bạn trong suốt quá trình kinh doanh. Nếu chọn đúng tên cho shop kinh doanh của mình thì bạn sẽ nhận được vô số lợi ích có thể kể đến như sau: 

  • Tạo nền tảng cho việc kinh doanh nhanh đạt được thành công. 
  • Tạo ra và kích thích sự hiếu kỳ của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mà shop đang kinh doanh. 
  • Tạo ra ấn tượng đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn ngay trong tiềm thức của khách hàng. 
  • Tạo nên ưu thế cạnh tranh cao hơn so với đối thủ. 
  • Góp phần làm quảng cáo, marketing đạt kết quả cao hơn. 

Nếu bạn đặt tên thương hiệu không có gì nổi bật hay quá quen thuộc thì sẽ không hấp dẫn các khách hàng tiềm năng và tạo ra nhầm lẫn với cách cạnh tranh cùng tên. Do đó, bạn nên học cách chọn tên shop sao cho sáng tạo, độc đáo và không đụng hàng. 

ten shop hay

2. Cách đặt tên shop 

2.1. Đặt tên shop theo tên cá nhân hoặc biệt danh 

Nếu bạn không muốn tốn nhiều thời gian nghĩ đến việc đặt tên shop mà chỉ muốn tên shop độc, lạ và có dấu ấn riêng của cá nhân thì có thể dùng ngay tên của bạn để làm tên cho shop hay cửa hàng đó. 

Nhưng nếu không muốn dùng tên thật của mình thì việc lựa chọn những cái tên Hán Việt đầy ý nghĩa hoặc tên biệt danh cũng sẽ khiến cho cửa hàng của bạn như được thổi một làn gió mới và gây ấn tượng, làm cho khách hàng thích thú và nhớ đến nhiều hơn. 

2.2. Đặt tên shop theo địa chỉ, địa danh 

Có nhiều chủ cửa hàng dùng chính địa chỉ mặt bằng để làm tên cho cửa hàng của mình. Đó là một cách hiệu quả giúp khách hàng ghi nhớ được cả tên và địa chỉ mua hàng. Nhưng cách này chỉ áp dụng với những shop, cửa hàng có địa chỉ lạ, độc và dễ ghi nhớ ví dụ như số nhà 99, 111, 88, 100… 

Nếu bạn đang kinh doanh đặc sản, có thể dùng tên địa phương của món ăn đó thành tên cửa hàng. Ví dụ: Cà phê Buôn Ma Thuột, Nem chua Thanh Hoá, Bánh cuốn Thanh Trì, Vịt cỏ Vân Đình, Phở khô Gia Lai…

Cách đặt tên shop, cửa hàng theo địa phương, địa danh này rất tiện lợi và không cần phải nghĩ nhiều. Thậm chí bạn cũng có thể ghép tên một số nước vào tên cửa hàng của mình nhằm chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá mua được, đặc biệt là với những bạn đang bán hàng xách tay. 

2.3. Đặt tên shop theo ngành hàng, theo đặc tính nổi bật của sản phẩm kinh doanh 

Đây là cách đặt tên shop, cửa hàng theo truyền thống và phổ biến nhất. Khi không có ý tưởng nào mới thì tất cả mọi người sẽ thực hiện theo cách này. Cách đặt tên shop này có ưu điểm là khách hàng sẽ biết được cửa hàng bạn bán hàng như thế nào và có phải là thứ họ muốn hay không.

Ví dụ: Siêu Thị nội thất Quang Tèo, shop mỹ phẩm Xixon, shop thời trang hàn quốc, shop quần áo xách tay, shop đồ gia dụng Nhật Bản… 

Như vậy, chỉ cần nghe thấy tên cửa hàng của bạn là khách hàng có thể nhận biết bạn đang kinh doanh mặt hàng nào. Tuy nhiên, nhược điểm của cách đặt tên trên là không tạo ra sự cạnh tranh và khách hàng khó tìm đến cửa hàng của bạn nếu không có bộ nhận diện thương hiệu riêng.

Cách này chỉ giúp khách hàng nhận biết sản phẩm kinh doanh của bạn dễ dàng hơn và phù hợp với những cửa hàng có không gian kinh doanh rộng, đông người lui tới cửa hàng. 

2.4. Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài 

Cách đặt tên shop hay thương hiệu bằng tiếng nước ngoài hiện đang là trào lưu được yêu thích tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty mới khởi nghiệp cũng ưa chuộng hình thức này. Điều này vừa giúp tên cửa hiệu bạn không trùng hoặc nhầm lẫn, lại nghe có vẻ sang chảnh và thu hút khách hàng hơn. Bạn có thể thấy việc đặt tên shop quần áo hay mỹ phẩm online hiện nay đa số đều sử dụng cách trên. 

Ngoài tiếng Anh, bạn có thể đặt tên theo các ngôn ngữ khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp hay Tây Ban Nha tùy theo mặt hàng mà cửa hàng bạn đang bán hoặc nếu bạn thấy cái tên nào phù hợp. 

3. Gợi ý tên shop hay cho mọi ngành nghề 

Shop quần áo

Có rất nhiều thương hiệu đình đám sử dụng cách đặt tên này và rất thành công như Méo Shop, GOM, NEM… Nhưng đặt tên một chữ cũng cần có ý nghĩa ẩn dụ kèm sau chứ không thể là từ nào đó vô nghĩa.

Rose shop, Daisy, Lyly shop… sẽ khiến khách hàng liên tưởng tới các loài hoa nhẹ nhàng, nữ tính. Đặt tên shop theo các loài hoa phù hợp với các khách hàng nữ yêu thích sự dịu dàng, “bánh bèo” hơn là các khách hàng nam.

Cách đặt tên theo đặc tính sản phẩm giúp khách hàng vừa dễ hình dung lại vừa PR được mặt hàng bạn đang bán. Ví dụ, “Thời trang order Taobao”… chỉ cần đọc tên, khách hàng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm ngay lập tức. Những cái tên này phù hợp với các shop kinh doanh online.

Shop hoa tươi

Đã có rất nhiều chủ cửa hàng lấy luôn địa chỉ mặt bằng của shop để đặt tên cho cửa hàng của mình. Đó là một cách để khách hàng nhớ luôn cả tên và địa chỉ mua hàng. Ví dụ, Shop hoa 99, 102, Tiệm hoa đẹp 365, Hoa tươi 136…

Đặt tên shop với sự kết hợp giữa chữ và số ấn tượng, được nhiều người yêu thích đều sử dụng hướng chọn tên này. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn: 21 Flower, 80s Flower.

ten shop hay

Shop đồ điện tử – công nghệ, đồ gia dụng

Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian suy nghĩ cho việc đặt tên shop mà vẫn muốn tên shop độc, lạ và mang dấu ấn riêng của cá nhân thì việc sử dụng ngay tên cá nhân của bạn để đặt tên cho shop, cửa hàng chính là cách đơn giản nhất. Ví dụ, Nguyễn Kim, Trần Anh, Nhật Cường mobile… 

ten shop hay

Shop thực phẩm

Nếu có ý định kinh doanh nhiều loại mặt hàng cùng chủng loại, những tiền tố bạn có thể chọn đó là Siêu thị, Thế giới… nhằm truyền tải tới khách hàng là shop bạn có đầy đủ mọi thứ họ cần. 

Tóm lại, khi kinh doanh, dù là ngành nghề lĩnh vực nào thì cái tên cũng là điều bạn nên chú trọng không chỉ để tạo ấn tượng với khách hàng mà còn thuận tiện cho việc đăng kí các thủ tục kinh doanh. 

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn thử sức kinh doanh nhưng chưa quyết định làm gì, hãy thử trải nghiệm mô hình dropshipping. Với mô hình này, bạn thể không lo về vốn đầu tư ban đầu, vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng hay kho để chứa hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy điền form dưới đây để được các chuyên gia trong lĩnh vực này tư vấn kỹ càng hơn cho bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii