Vốn mở cửa hàng thực phẩm là bao nhiêu?

Viết bởi admin droppii - 22/02/2023
vốn để kinh doanh cửa hàng thực phẩm

Kinh doanh thực phẩm đang là xu hướng kiếm tiền, bởi người tiêu dùng chuyển sang chế độ ăn tốt cho sức khỏe, quan tâm nhiều đến nguồn gốc thực phẩm. Để kinh doanh thực phẩm sạch bạn cần chuẩn bị nguồn vốn nhất định bởi chi phí vận hành bán mặt hàng này khá nhiều. Vốn để kinh doanh cửa hàng thực phẩm là bao nhiêu? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Vốn để kinh doanh cửa hàng thực phẩm gồm chi phí thuê mặt bằng

Vốn mở cửa hàng thực phẩm là bao nhiêu? Trong kinh doanh, mặt bằng là hạng mục chi phí cố định mà bạn phải chi trả mỗi tháng. Do đó, bạn phải dành ra một khoản vốn nhất định để đầu tư duy trì mặt bằng kinh doanh.

Thuê mặt bằng
Thuê mặt bằng

Nếu như bạn có mặt bằng tại nhà thì tận dụng khoảng không gian của mình để trưng bày sản phẩm và treo bảng hiệu, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản vốn đấy. Với trường hợp đi thuê mặt bằng bạn phải dự trù vốn chi trả trong vòng từ 3-6 tháng. Chi phí thuê mặt bằng dựa vào từng vị trí, khu vực mà bạn lựa chọn.

  • Giá thuê từ 3 triệu – hơn 10 triệu đồng đối với khu vực ngoại thành. Những khu vực ở vùng quê. 
  • Giá thuê từ 10 triệu – hơn 30 triệu đồng đối với những mặt bằng nằm ở trung tâm thành phố, nhà mặt tiền, những vị trí đắc địa.

Theo lời khuyên của Droppii bạn chỉ nên thuê trong tầm giá từ 3 triệu – 15 triệu là phù hợp.

2. Chi phí nhập hàng hóa

Sau khoản vốn cố định thuê mặt bằng khiến cho những người kinh doanh đau đầu đó là chi phí nhập hàng. Chi phí nhập hàng chiếm từ 50% – 60% nguồn vốn đầu tư của bạn.

Bởi hàng hóa là yếu tố chính giúp bạn kinh doanh. Khi kinh doanh thực phẩm sạch bạn không nên nhập số lượng nhiều hàng hóa ngay từ đầu, bởi thực phẩm thuộc mặt hàng tươi sống cần được bảo quản trong nhiệt độ phù hợp mới có thể tươi lâu. 

Chi phí nhập hàng hóa
Chi phí nhập hàng hóa

Bạn phải lên danh sách những loại hàng hóa trọng điểm rồi mới nên lấy hàng để tránh nhập nhiều hàng mà không đúng với nhu cầu mua sắm của khách hàng. Vốn để nhập hàng giao động trong khoảng 10 triệu – 20 triệu đồng.

Các loại hàng hóa cần có trong cửa hàng thực phẩm sạch là:

  • Rau củ quả.
  • Trái cây tươi
  • Các sản phẩm từ sữa chứa ít chất béo, tách béo như sữa chua, phomat…
  • Các loại hạt
  • Ngũ cốc
  • Các loại snack như bánh, kẹo…

3. Chi phí mua sắm trang thiết bị

Vốn mở cửa hàng thực phẩm trong đó có chi phí mua sắm trang thiết bị cũng chiếm kha khá chi phí đấy. Trang thiết bị cần mua là tủ đông và tủ mát để bảo quản hoa quả, kệ trưng bày sản phẩm, bóng đèn chiếu sáng, hệ thống chữa cháy, hệ thống camera, máy tính, quầy tính tiền, máy pos quẹt thẻ ngân hàng/thẻ tín dụng (nếu cần).

Chi phí mua sắm trang thiết bị

Đặc biệt bạn phải chuẩn bị bảng hiệu nhé, tiền giao động từ 1 triệu đến 10 triệu đồng.

Chi phí để mua sắm trang thiết bị giao động từ 15 triệu. Tùy theo từng quy mô của cửa hàng bạn sẽ xem xét nên mua bao nhiêu trang thiết bị để phù hợp.

4. Trang trí cửa hàng

Bước tiếp theo sau khi đã có mặt bằng và hàng hóa cùng với trang thiết bị, thì việc tiếp theo là trang trí cửa hàng.

Vốn mở cửa hàng thực phẩm gồm chi phí trang trí cửa hàng

Trang trí cửa hàng làm sao để thu hút khách hàng và tận dụng được hết không gian của cửa hàng. Để trang trí cửa hàng bạn phải thực hiện những hạng mục sau đây:

  • Nên chọn màu phông nền của cửa hàng là màu trắng hoặc màu xanh để giúp nổi bật và dễ nhìn hơn.
  • Tất nhiên là bạn phải đặt biển hiệu ở phía trước cửa hàng, Bạn có thể lựa chọn hệ thống biển ngang, dọc và biển phướn ra bên ngoài vỉa hè để thu hút khách hàng.
  • Trong cửa hàng nên treo một số những hình ảnh sản phẩm, một vài câu nói khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và tâm huyết của bạn ở những nơi khách hàng dễ thấy nhất…

Chi phí để trang trí cửa hàng dao động trong khoản từ 2 – 5 triệu đồng.

5. Vốn để kinh doanh cửa hàng thực phẩm – Chi phí thuê nhân viên

Thời gian đầu khi mới mở cửa hàng bạn nên trực tiếp làm việc tại cửa hàng, và nếu như cần thêm người hỗ trợ bạn nên tuyển dụng thêm một người nữa. Bạn có thể thuê nhân viên làm việc part time, và số tiền trả cho 1 giờ làm việc từ 23.000 – 28.000/giờ. 

Sau một thời gian cửa hàng hoạt động ổn định, bạn có thể quản lý từ xa và thuê thêm nhân viên giúp bạn trông coi cửa hàng và bán hàng. Bạn có thể thuê nhân viên làm việc Full Time trả tiền theo tháng. Mức lương trả cho một nhân viên giao động trong khoảng 8 – 12 triệu/tháng.

6. Chi phí quảng cáo, marketing

Trong thời gian đầu tiên khai trương và mở cửa bán hàng bạn nên quảng cáo cửa hàng bằng cách phát tờ rơi. Chi phí in ấn tờ rơi giao động trong khoảng từ 500 – 1.000 đồng/tờ. 

Bên cạnh đó bạn cũng nên chạy quảng cáo, lập Fanpage và chiến lược quảng cáo trên các nền tảng online mạng xã hội như: Facebook, Tiktok… tùy theo ngân sách của bạn để chi cho phần quảng cáo này. Nhưng mức tốt nhất khi mới kinh doanh là trong khoảng 3 triệu – 5 triệu/tháng.

Bạn có thể thiết kế thêm nhiều chương trình khuyến mãi bán hàng, tặng quà, ưu đãi để thu hút khách hàng. Mỗi chương trình khuyến mãi của cửa hàng bạn nên in ấn băng rôn để treo trước cửa hàng. Chi phí in băng rôn giao động khoảng 300.000 – 500.000. Chi phí in bằng rôn sẽ tùy thuộc theo số mét của tấm băng rôn.

Bên cạnh đó, bạn cần chi trả tiền cho người thiết kế các ấn phẩm như tờ rơi, băng rôn, mức chi phí giao động trong khoảng từ 500.000 – 1.000.000 đồng.

7. Chi phí khác

Ngoài ra bạn nên dự trù thêm chi phí để chi trả thêm nhiều khoản phát sinh như: tiền điện, tiền nước, tiền rác,… bạn nên dự trù khoảng từ 3 – 5.000.000 đồng.

Nguồn vốn kinh doanh cửa hàng thực phẩm sẽ không quyết định bạn sẽ kinh doanh thành công. Tuy nhiên, nguồn vốn để kinh doanh cửa hàng thực phẩm bạn cần chuẩn bị trong khoản 100 – 150 triệu. 

Bài viết trên đây, Droppii đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm về vốn mở cửa hàng thực phẩm sạch và để duy trì cửa hàng ổn định. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho công việc kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công.

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii