Mô Hình Kinh Doanh Hải Sản Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày

Viết bởi admin droppii - 04/12/2022
Mô hình kinh doanh hải sản kiếm tiền triệu mỗi ngày

Hải sản là món ăn ưa chuộng, hiện nay ở bất kỳ nơi đâu cũng có quán hải sản và thực khách ưa hải sản ngày càng đông. Quán ăn hải sản mọc lên ngày càng nhiều, nếu bạn muốn kinh doanh hải sản thành công bạn phải có kế hoạch và lựa chọn mô hình phù hợp. Trong bài viết này, Droppii sẽ giúp bạn chọn hướng đi phù hợp.

1. Kinh doanh hải sản gồm những mặt hàng nào?

Hải sản là món ăn phổ biến, hải sản có nguồn dinh dưỡng cao, vì thế nhiều người lựa chọn hải sản là món ăn chính trong bữa ăn. Hải sản có hai loại: hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh và hải sản khô. bạn có thể lựa chọn một trong ba mặt hàng này để kinh doanh hoặc có thể bán tất cả.

1.1 Kinh doanh hải sản tươi sống là gì?

Hải sản tươi sống được người tiêu dùng ưa chuộng nhất bởi sự tươi ngon và đầy đủ dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon. Hiện nay, mô hình kinh doanh hải sản tươi sống được nhiều người quan tâm, cửa hàng bán hải sản mọc lên khắp nơi.

Việc buôn bán hải sản tươi sống mang đến cơ hội kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày, có những ngày doanh thu đến hàng trăm triệu đồng là chuyện bình thường.

donghanh banner l

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

1.2 Kinh doanh hải sản đông lạnh là gì?

Kinh doanh hải sản đông lạnh là hải sản đã được sơ chế và bảo quản ở nhiệt độ thấp nhưng vẫn giữ nguyên hương vị. Khi kinh doanh hải sản đông lạnh bạn phải trang bị tủ lạnh để bảo quản hải sản, nhiệt độ bảo quản hải sản giao động từ 0-18 độ C.

Hải sản đông lạnh cũng không hề kém cạnh với hải sản tươi sống vì được thực khách ưa chuộng bởi nguồn dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, giá thành lại rẻ hơn so với hải sản tươi sống.

Không khác gì hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh rất phong phú và đa dạng các loại sản phẩm, giá cả.

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

1.3 Kinh doanh hải sản khô

Hải sản khô được nhiều người ưa chuộng, bởi đa dạng mặt hàng như: thịt khô, mực khô,… Hải sản khô có thời hạn sử dụng lâu, dễ dàng bảo quản, dễ chế biến.

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

2. Cần chuẩn bị nguồn vốn bao nhiêu để kinh doanh hải sản?

Kinh doanh hải sản cần bao nhiêu vốn thì khó có thể trả lời chính xác. Tuy nhiên, bạn phải xác định quy mô kinh doanh là mở cửa hàng lớn hay nhỏ. Số vốn giao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu.

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

Để ước tính số vốn đầu tư kinh doanh bạn phải liệt kê ra các chi phí sau đây:

  • Nguồn vốn thuê mặt bằng kinh doanh. Bạn phải dự trù tiền chi trả mặt bằng đến 6 tháng.
  • Chi phí mua sắm các thiết bị bảo quản như: tủ lạnh, tủ đông, máy sục khí, bình oxy,…chi phí giao động từ 60 triệu đến 100 triệu đồng.
  • Chi phí trang trí cửa hàng, mua sắm nội thất.
  • Chi phí cố định: thuê nhân viên, điện, nước, thuế,…
  • Số vốn nhập hàng, khoản chi phí này chiếm đến 60% nguồn vốn.

3. Rủi ro khi kinh doanh hải sản

Từ sự quan sát và đúc kết kinh nghiệm từ những người kinh doanh hải sản thành công thì khi bán hải sản bạn sẽ gặp 3 rủi ro này.

3.1 Nguồn hàng hải sản không ổn định

Để kinh doanh hải sản thành công thì cái quan trọng là phải có nguồn hàng chất lượng. Bạn cần đến tận nơi cung cấp là vựa hải sản hoặc nơi nuôi trồng hải sản để nhập hàng chứ không nên lấy hàng thông qua trung gian.

Bên cạnh đó, bạn phải tự tìm hiểu thêm những kiến thức về hải sản để có thể tự đưa ra lựa chọn nguồn hàng chất lượng nhất.

3.2 Chất lượng dịch vụ kém

Khi kinh doanh thực phẩm, bạn cần phải lưu ý về chất lượng của các sản phẩm để không bị hư hỏng.

Bạn luôn luôn phải kiểm soát chất lượng dịch vụ của cửa hàng mình. Thái độ phục vụ rất quan trọng, nhân viên phục vụ khi tiếp khách phải tươi vui, niềm nở.

Bạn nên có chính sách đào tạo kỹ năng tư vấn về sản phẩm cho nhân viên. Khách hàng sẽ Không bao giờ muốn quay trở lại một cửa hàng mà thái độ phục vụ không tốt dù đồ có ngon như thế nào.

3.3 Gặp trở ngại trong khâu giao hàng

Cách bảo quản hải sản:

  • Đối với hải sản tươi sống phải cung cấp đầy đủ oxy. Khi đóng gói để di chuyển phải chắc chắn không để cho nước đổ ra ngoài.
  • Đối với hải sản đông lạnh phải cấp đông khi vận chuyển, giữ nhiệt bằng thùng xốp.
  • Nếu có điều kiện cần đầu tư xe chuyên dùng để giao hàng.

3.4 Khách hàng không nhận hàng

Một trong những khó khăn với kinh doanh hải sản là giao hàng. Khi sử dụng dịch vụ giao hàng hay tự giao thì cũng sẽ gặp không ít khó khăn về vận chuyển, chi phí. Chưa kể đến trường hợp nếu không bảo quản cẩn thận, hải sản có thể chết và hư hỏng. Kinh nghiệm buôn bán hải sản đó là chú ý đến khâu vận chuyển và cách bảo quản hợp lý.

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

Giao hàng nhưng khách hàng không nhận hàng, khi đó người kinh doanh sẽ phải chịu lỗ về chi phí vận chuyển hai chiều. Chưa kể đến thời gian vận chuyển lâu do quãng đường xa có thể khiến hải sản bị chết hoặc mất tươi. Vì thế bạn nên có phương án phù hợp để hạn chế tối đa tình huống này.

Kinh doanh hải sản là con đường mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận, nhưng nếu chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm bạn có thể gặp rất nhiều rủi ro. Vì thế trước khi muốn buôn

4. Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống thu hút nhiều khách hàng

Bí quyết để buôn bán hải sản thành công là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Dưới đây là 3 mô hình kinh doanh hải sản tươi sống kiếm tiền triệu mỗi ngày.

4.1 Kinh doanh hải sản đông lạnh

  • Tiềm năng kinh doanh: Kinh doanh hải sản đông lạnh là một mô hình giúp người kinh doanh “ăn nên làm ra”. Hiện nay, hải sản đông lạnh là món ăn được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hải sản đông lạnh chứa chất dinh dưỡng không hề thua kém hải sản tươi sống, nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều.Hơn nữa hải sản đông lạnh không thua kém gì hàng tươi sống về mặt dinh dưỡng nhưng giá cả lại mềm hơn rất nhiều.

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

  • Thế mạnh: hải sản đông lạnh phong phú về các loại sản phẩm cũng như giá thành. Giá thành rẻ nên không kén khách hàng.
  • Khó khăn: Hiện nay rất nhiều cơ sở kinh doanh, điển hình như: siêu thị, đại lý bán lẻ. Chính vì thế khi quyết định buôn bán hải sản đông lạnh bạn phải có kế hoạch và mô hình rõ ràng.
  • Nguồn vốn: Chi phí kinh doanh hải sản đông lạnh sẽ cao hơn chi phí kinh doanh hải sản tươi sống do chi phí bảo quản rất cao. Khi mở cửa hàng bạn phải đầu tư mua thiết bị bảo quản lạnh.

Lưu ý, chủ kinh doanh phải quản lý chặt chẽ các mặt hàng đông lạnh, bởi mỗi loại mặt hàng hải sản đều có thời hạn sử dụng, khi để lâu chất dinh dưỡng sẽ mất dần và xuống màu. Bạn phải chuẩn bị kế hoạch chi tiết ngay từ đầu.

4.2 Kinh doanh hải sản khô

  • Tiềm năng kinh doanh: Hải sản khô được nhiều người Việt ưa chuộng,
  • Thế mạnh: Đa dạng nguồn cung và đa dạng sản phẩm.
  • Khó khăn: Điểm khó khăn lớn nhất là chọn được nguồn hải sản khô chất lượng và độc đáo để hấp dẫn khách hàng.
  • Chi phí:Chi phí đầu tư ban đầu khoảng 20 – 30 triệu đồng.
  • Một số vấn đề cần lưu ý: Để kinh doanh hải sản khô hiệu quả, tuy nhiên chủ tiệm phải biết rõ phương pháp bảo quản. Khi nhập hàng về bạn có thể phơi thêm 2, 3 nắng hoặc thời gian bảo quản kéo dài bao nhiêu, lắp đặt thiết bị hút chân không, đóng gói vào từng túi ni lông và buộc kín tránh ẩm mốc…

4.3 Kinh doanh hải sản online

Kinh doanh thực phẩm online đã không còn xa lạ với chúng ta. Bán hải sản online là mô hình giúp bạn kiếm nhiều lợi nhuận. Thông qua các kênh mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tiktok, Shopee, Lazada…. hoặc bán hàng qua Website bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng thông qua hình ảnh sản phẩm chân thực, sinh động.

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

Đối tượng khách hàng đa dạng và không phân biệt về vị trí địa lý xa gần, bạn có thể bán cho những người ở xa thông qua dịch vụ giao hàng. Bán hàng online bạn không tốn tiền thuê mặt bằng và trang trí gian hàng trưng bày. Thông qua kênh online và những thủ thuật marketing và các tính năng quảng cáo, tiếp thị bạn tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng.

4.4 Kinh doanh hải sản tươi sống

  • Tiềm năng kinh doanh: Hải sản tươi sống là mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng nên mô hình kinh doanh này mang đến cơ hội kiếm tiền triệu mỗi ngày cho người kinh doanh. Doanh số bán hàng mỗi ngày có thể lên đến hơn chục triệu đồng là bình thường.

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

  • Lợi thế:

Nguồn hàng sản tươi sống dồi dào, bạn có thể nhập hàng từ các vựa hải sản tươi sống trên cả nước.

  • Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì đây cũng là mô hình kinh doanh có nhiều rủi ro nhất. Hải sản tươi sống rất khó bảo quản và khách hàng luôn muốn chọn những sản phẩm tươi ngon nhất.

Vì thế, mối quan tâm hàng đầu khi buôn bán hải sản tươi sống là phải đảm bảo độ “tươi”. Tươi là cách để thu hút khách hàng đến với cửa hàng của mình.

  • Vốn mở cửa hải sản tươi sống là bao nhiêu?

Để mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống bạn cần chuẩn bị 30 triệu dành cho các chi phí như thiết bị bảo quản, thiết bị bán,… (Chưa bao gồm chi phí thuê mặt bằng).

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bán thâm thực phẩm và nguyên liệu chế biến món ăn từ hải sản, vì khách hàng khi mua hải sản đều mua kèm nguyên liệu để chế biến món ăn theo mong muốn của mình.

Kinh doanh hải sản là mô hình hái ra tiền, bạn có thể lựa chọn một trong các mô hình kinh doanh hải sản tươi sống mà Droppii vừa chia sẻ trong bài viết để xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Bên cạnh những rủi ro khi kinh doanh bạn đừng quá lo lắng, hãy chuẩn bị cho mình kế hoạch kinh doanh chi tiết chắc chắn bạn sẽ vượt qua được và thành công.

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii