10 bước mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Viết bởi admin droppii - 01/02/2023
kinh doanh thực phẩm sạch

Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch đang tăng cao, đây là một cơ hội để nhiều người kiếm tiền. Để kinh doanh thực phẩm sạch, bạn nên có chiến lược cụ thể vừa xây dựng thương hiệu vừa là nơi mang đến nguồn thực phẩm an toàn chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Nắm trong tay kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch thành công, Droppii sẽ chia sẻ cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.

1. Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch là gì?

Kinh doanh thực phẩm sạch là bán những loại thực phẩm tươi sống không có chứa các chất độc hại, hóa chất trong quá trình nuôi trồng như thuốc trừ sâu, ion và kim loại nặng, thực phẩm không bị nhiễm các tạp chất bẩn từ môi trường.

kinh-doanh-thuc-pham-sach
Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch

2. Tiềm năng của ngành thực phẩm sạch

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch vô cùng lớn hầu như ai cũng có. Nhu cầu cao nhất là những người có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sử dụng thực phẩm và những người có thu nhập khá trở lên.

Chỉ cần kinh doanh với mức giá tốt và nguồn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, bạn không lo sẽ cạnh tranh không lại các cửa hàng của đối thủ.

donghanh banner l

3. Các bước mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

3.1 Tìm mặt hàng thực phẩm sạch để kinh doanh

Nguồn thực phẩm sạch nào cần bán chính là mấu chốt để kinh doanh thành công. Cửa hàng thực phẩm của bạn cần có nguồn hàng riêng, tìm nguồn cung cấp thực phẩm sạch vô cùng quan trọng bởi hiện tại người tiêu dùng rất quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để tìm nguồn hàng chất lượng, bạn có thể liên hệ với những cơ sở sản xuất, nuôi trồng uy tín và trao đổi với họ về việc phân phối sản phẩm để có nguồn hàng chất lượng và ổn định quanh năm.

tim-nguon-hang-thuc-pham-kinh-doanh
Lựa chọn nguồn hàng thực phẩm để kinh doanh

Những loại sản phẩm sạch cần có trong cửa hàng:

  • Rau củ quả: gồm các loại trái cây tươi và rau củ quả sạch.

  • Sản phẩm từ sữa: Bạn nên bán các sản phẩm không béo, tách béo hoặc 1% sữa ít béo (các loại sữa, sữa chua, pho mát). Nên bán số lượng ít các sản phẩm từ sữa nhưng giàu chất béo như bơ, kem.

  • Ngũ cốc: Bạn nên bán những loại ngũ cốc nguyên hạt.

  • Thịt, cá và trứng: Bạn nên bán nhiều loại sản phẩm thịt sẫm màu như thịt bò bít tết, thịt bò xay, ức gà… Bán ít các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, giăm bông. 

  • Các loại đậu và hạt.

  • Đồ ăn vặt: Bạn nên bán snack với hàm lượng calo thấp 100 – 200 calo/gói, bán ít các loại đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao hơn 200 calo (ví dụ: khoai tây chiên, kẹo, bánh ngọt). 

  • Đồ uống: như nước trái cây, sữa hạt. Hạn chế các loại soda, đồ uống có đường. 

3.2 Lên kế hoạch chi tiết kinh doanh thực phẩm sạch

Bước tiếp theo là lập kế hoạch chi tiết kinh doanh thực phẩm sạch. Bảng kế hoạch bao gồm những nội dung sau đây:

  1. Khảo sát thị trường nơi muốn mở cửa hàng kinh doanh
  2. Chuẩn bị nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn kinh doanh
  3. Trang trí cửa hàng, mua sắm trang thiết bị
  4. Thuê và đào tạo nhân viên
  5. Lên chiến lược tiếp thị và quảng cáo cửa hàng, sản phẩm
  6. Vận hành cửa hàng hiệu quả

Thông qua các bước này để bạn có thể lên chiến lược mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm hiệu quả nhanh thu hồi vốn.

3.3 Kinh doanh thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn là điều mà bạn quan tâm. Droppii sẽ không đưa ra con số cụ thể, bởi nguồn vốn sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng và vị trí cửa hàng bạn muốn mở. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị vốn để chi trả cho những khoản như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Thuê mặt bằng ở nông thôn chi phí sẽ thấp hơn so với thành phố. Tại nông thôn, chi phí mặt bằng dao động từ 3 – 5 triệu/tháng. Mặt bằng tại thành phố tùy thuộc vào vị trí như: đường lớn, mặt tiền, cửa ngõ ra vào… nhưng giá thành dao động từ 10 – 100 triệu/tháng.
  • Chi phí nhập hàng: Đây là khoản vốn nặng nhất mà bạn phải đầu tư. Bạn nên chuẩn bị khoảng 50 triệu để nhập hàng.
  • Chi phí mua sắm trang thiết bị, trang trí cửa hàng: Mức chi phí này dao động khoảng 5 – 50 triệu.
  • Chi phí thuê nhân viên (nếu có): Mức lương chi trả cho một nhân viên trông coi và bán hàng dao động từ 5 – 9 triệu/tháng.
  • Chi phí cố định: điện, nước, rác…
  • Chi phí quảng cáo, marketing: Phát tờ rơi, chạy quảng cáo… mức chi phí rơi vào khoảng từ 10 – 30 triệu/tháng.
kinh-doanh-thuc-pham-sach-can-bao-nhieu-von
Kinh doanh thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn?

Như vậy, dựa vào những danh mục chi phí này, bạn có thể chuẩn bị nguồn vốn dự trù trong khoảng từ 100 – 300 triệu để kinh doanh thực phẩm sạch. 

3.4 Mở cửa hàng thực phẩm cần những giấy tờ gì?

Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đủ điều kiện kinh doanh:

  • Giấy phép kinh doanh cửa hàng thực phẩm.
  • Giấy đăng ký cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài các loại giấy tờ bắt buộc trên, bạn cũng cần đảm bảo quá trình thu gom, xử lý rác thải theo đúng quy định bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm môi trường. Bạn nên lưu ý thường xuyên cập nhật các loại giấy tờ đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngành hàng mà bạn kinh doanh để đảm bảo đủ giấy tờ khi cơ quan nhà nước kiểm tra.

3.5 Cách đặt tên cửa hàng sao cho thu hút

Đặt tên thương hiệu thu hút giúp khách hàng nhớ đến bạn lâu hơn và tìm đến bạn trước tiên. Bạn nên đặt tên cửa hàng không quá dài, dễ đọc, dễ nhớ. Một số thương hiệu thực phẩm sạch nổi tiếng hiện nay như: Sói Biển, Bác Tôm, Fresh from Farm, Rau củ quả Đà Lạt GAP…

dat-ten-cua-hang-sao-cho-thu-hut
Đặt tên cửa hàng sao cho thu hút?

Để đặt tên thương hiệu sao cho thu hút, bạn có thể tham khảo nhiều tên thương hiệu và dựa vào ý nghĩa của cửa hàng mà bạn muốn kinh doanh.

3.6 Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng thực phẩm

Nhu cầu lựa chọn thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay ngày càng tăng cao. Vì thế, bạn nên lựa chọn thuê mặt bằng tại chợ, các khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại. Hoặc thuê mặt bằng ở các khu đô thị lớn xa chợ, khu vực người dân có thu nhập cao.

Diện tích cửa hàng trung bình từ 35 – 50m², bạn nên lựa chọn mặt bằng ở vị trí có 2 mặt tiền thì càng tốt để giúp bạn kinh doanh thuận lợi, vừa có diện tích trưng bày bán sản phẩm cho mọi người dễ thấy, lại vừa có không gian rộng để dựng xe của khách hàng.

3.7 Trang trí cửa hàng, mua sắm trang thiết bị

Để kinh doanh cửa hàng thực phẩm, bạn nên trang bị những trang thiết bị như sau:

  • Lắp đặt hệ thống camera giám sát, lắp đặt quầy thu ngân, cài đặt phần mềm quản lý bán hàng cửa hàng nhân viên hàng hóa, lắp đặt máy tính, máy in…
  • Lắp đặt kệ trưng bày sản phẩm trong cửa hàng (có thể sử dụng loại kệ gắn kèm vòi phun sương để chăm sóc rau củ quả sạch).
  • Mua sắm tủ mát để trưng bày các sản phẩm thịt, cá như: thịt bò, gà, lợn, vịt, cá hồi…
  • Mua sắm tủ mát để trưng bày các sản phẩm thực vật: hoa quả, rau củ…
  • Mua sắm tủ lạnh để bảo quản các sản phẩm tồn không bán hết.

3.8 Tuyển dụng nhân viên

Với cửa hàng nhỏ và mới khởi nghiệp có số vốn ít, bạn có thể tự mình buôn bán và trông nom cửa hàng. Nếu quy mô cửa hàng lớn, bạn có thể tuyển thêm 1 – 2 nhân viên nữa để hỗ trợ. Chi phí thuê nhân viên dao động từ 5 – 12 triệu/tháng.

Lưu ý, trong thời gian đầu kinh doanh cũng như xây dựng thương hiệu, bạn nên chăm sóc khách hàng kỹ vì khách hàng cần được hỗ trợ và tạo niềm tin, thói quen mua hàng. Duy trì cửa hàng trong vòng 6 tháng thì bạn đã xây dựng được một số lượng khách hàng ổn định, khách hàng thân thuộc và bạn có thể giao lại cửa hàng của mình cho nhân viên và quản lý cửa hàng từ xa.

3.9 Kế hoạch kinh doanh và tiếp thị cửa hàng thực phẩm sạch

Bước tiếp theo trước khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch là lên chiến lược marketing cho cửa hàng. Bạn có thể áp dụng các phương thức tiếp thị online như tạo website bán hàng để tăng độ tin cậy cho cửa hàng và giới thiệu về cửa hàng, làm SEO và chạy quảng cáo nền tảng Google Adwords, xây dựng Fanpage trên Facebook và livestream bán hàng hay bán hàng trên các group Facebook. Đây là những cách để bạn tiếp cận khách hàng.

Kênh Fanpage trên Facebook và Tiktok hiện nay là hai nền tảng giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả vì lượng người dùng trên Facebook và Tiktok rất lớn, và xu hướng xem video ngắn tăng cao, được nhiều người quan tâm.

Rất nhiều bà nội trợ, mẹ bỉm sữa, nhân viên văn phòng có thói quen mua hàng online qua Facebook, Tiktok hoặc website bán hàng. Dựa vào thói quen mua hàng này để bạn bán hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể chạy thêm quảng cáo hoặc rao vặt bán hàng để tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng.

3.10 Vận hành cửa hàng thực phẩm sạch

Bước cuối cùng là xây dựng thương hiệu riêng của bạn và phát triển thương hiệu để đông đảo khách hàng biết đến. Việc đặt tên cửa hàng làm sao cho thu hút và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực phẩm sạch vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, bạn nên quan tâm hàng đầu đến khâu chăm sóc khách hàng bằng việc tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên, giao hàng nhanh, đúng số lượng và chất lượng như giới thiệu. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại, quà tặng hoặc đưa các khách hàng thân thiết đi tham quan vườn rau sạch, nơi cửa hàng thường nhập hàng để tăng thêm sự gắn bó và giúp khách hàng tin yêu cửa hàng và trở thành khách hàng thân thiết.

Kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch là ngành hàng khá nhạy cảm và có sự cạnh tranh cao. Mặt hàng này liên quan đến sức khỏe, người có kiến thức về thực phẩm nên sự lựa chọn thực phẩm cũng rất gay gắt. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Với những kinh nghiệm mà Droppii chia sẻ sẽ giúp bạn hình dung được hướng đi của mình. Hãy áp dụng các bước ở trên, bạn sẽ có thể thành công.

Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những kinh nghiệm kinh doanh bán hàng, kinh nghiệm khởi nghiệp với số vốn ít hãy truy cập vào trang website: https://www.droppii.com/blog/category/sales-experience, Droppii thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm bán hàng bổ ích để giúp bạn thực hiện hóa ước mơ kinh doanh của mình. 

Droppii chúc bạn thành công!!

Trở thành đối tác kinh doanh
với Droppii