Khủng hoảng kinh tế – nên làm gì để bảo đảm tài chính cá nhân?
2022 bắt đầu đánh dấu những “bước chân đầu tiên” của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Giá cả tăng, nhiều cuộc sa thải quy mô lớn diễn ra, thất nghiệp vô hình chung khiến chúng ta lo lắng. Vậy cần làm gì để ổn định tài chính trước sóng gió?
1. Những rủi ro to lớn của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là sự giảm sút của hoạt động kinh tế, là tình trạng bất ổn, mất cân bằng nghiêm trọng khi có những vấn đề không được hoặc chưa được giải quyết trong nền kinh tế.
Đó là tình trạng đình trệ trong sản xuất, lưu thông hàng hoá trong hệ thống tài chính, tiền tệ dẫn đến bất ổn đời sống, kinh tế tạo nên nạn thất nghiệp làm giảm thu nhập và cuộc sống người lao động cũng bị ảnh hưởng kéo theo là những xáo trộn về xã hội.
1.1. Thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho thị thường tiêu thụ hàng hoá thu hẹp, do hoạt động của doanh nghiệp; thu nhập người dân giảm xuống. Khiến nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá cũng giảm mạnh. Đây là tác động rõ nét và trực tiếp nhất đến kinh tế việt nam, mà lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chính là lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.
1.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là đầu tư trực tiếp giảm
Đây cũng là tác động ảnh hưởng đáng kể. Những khó khăn về tài chính của các tập đoàn, doanh nghiệp, của chủ đầu tư nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay là không đáng kể, điều này đã tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo hướng cả về chất lượng và quy mô vốn.
Quá trình này cũng ảnh hưởng không đáng kể đối với các hoạt động đầu tư; sản xuất kinh doanh trong nước có liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua việc ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và ổn định của nền kinh tế.
1.3. Khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới có ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực tài chính tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Những diễn biến này đã và đang tác động mạnh mẽ lên hoạt động ngân hàng theo xu hướng không tích cực. Đặc biệt là trong các hoạt động tín dụng ngân hàng. Xu hướng tín dụng tăng trưởng chậm lại và nợ xấu phát sinh – là 02 biểu hiện rõ nét và có tác động trực tiếp rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
2. Nên làm gì để bảo đảm tài chính cá nhân trong khủng hoảng
2.1. Hãy đa dạng nguồn thu nhập cá nhân
Không bao giờ là thừa nếu bạn có một công việc làm thêm hoặc những khoản thu nhập bên ngoài mức lương cơ bản mỗi tháng, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay. Với những khoản tiền này, bạn sẽ không phải lo lắng nếu công việc hiện tại bị đình trệ.
Hãy áp dụng đúng với chiến lược “không để tất cả trứng trong cùng một giỏ” bằng cách xem xét việc kiếm thêm thu nhập bằng công việc dịch thuật, tiếp thị hay bán hàng online hoặc từ một khoản đầu tư nho nhỏ, tiền hoa hồng trích xuất từ những nguồn khác tùy theo năng lực và sở thích của bản thân.
2.2. Cân nhắc kỹ lưỡng khi mua bán
Chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc nhất thời dẫn đến nhiều quyết định mua sắm không đúng đắn. Đây là lúc bạn nên có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và nghiêm túc thực hiện thay vì để cảm xúc chi phối. Việc quản lý tài chính bắt đầu từ việc kiểm soát chi tiêu.
Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh bằng việc tìm hiểu càng nhiều nhà cung cấp để có được cơ hội lựa chọn mức giá tốt nhất; nghĩ thật kỹ rằng đó có phải là thứ mà bạn muốn hay chỉ là sở thích; lựa chọn các mặt hàng chất lượng cao với giá trị sử dụng cao…
2.3. Hãy lập kế hoạch tài chính cho bản thân
Kế hoạch tài chính chỉ có giá trị nếu bạn nghiêm túc thực hiện trước khi bắt đầu với suy nghĩ rằng tiền không tạo ra nhiều tiền và bạn cần phải biết bạn có bao nhiêu tiền trong ví. Số tiền bạn giữ lại được cũng quan trọng như số tiền mà bạn làm ra.
Dĩ nhiên, việc thực hiện kế hoạch quản lý tài chính không hề dễ dàng. Thời gian đầu, chúng ta sẽ “lỡ hẹn” với mục tiêu đã đặt ra, tuy nhiên nếu có tinh thần kỷ luật và quyết tâm cao, dần dần bạn có thể hoàn thành nó.
Những câu hỏi mà bạn nên bắt đầu tự trả lời với bản thân mình khi đánh giá tình trạng tài chính cá nhân là: Bạn đang có sẵn bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiêu bao nhiêu tiền? Bạn đang tiêu bao nhiêu tiền? Bạn có thể cải thiện tình trạng tài chính của mình bằng cách nào?
Bắt đầu xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân với việc phân chia phần trăm (%) chi tiêu dựa trên nhu cầu cá nhân, ví dụ như: 50% cho nhu cầu cơ bản, 20% cho việc mua sắm, 20% để phát triển cá nhân và 10% cho việc tích lũy tài chính dài hạn.
Điều này sẽ giúp bạn cân bằng việc chi tiêu hợp lý với từng mối quan tâm của cuộc sống, đồng thời không bị sa đà chi tiêu vào các sở thích nhất thời. Đặc biệt, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc “thắt lưng buộc bụng” sẽ phát huy tác dụng tối đa để bạn an tâm tận hưởng những ngày tháng ngặt nghèo.
Và cũng đừng bao giờ quên: số tiền để dành cho tiêu xài là số tiền còn lại sau khi bạn đã tiết kiệm.
2.4. Đầu tư khoản dự phòng
Như trước đây, để dành tiền sau đó gửi vào ngân hàng thường được coi là cách cất giữ tiền khôn ngoan thì ngày nay xu hướng tự lập khoản dự phòng tài chính hoặc đầu tư nhằm có thêm thu nhập.
Tuy nhiên, với tình hình tài chính toàn cầu hiện nay thì việc này cũng không mấy thuận lợi. Bạn nên chia nhỏ số tiền đầu tư nhằm phòng tránh rủi ro. Đồng thời không ngừng học hỏi thêm các kỹ năng nhằm đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Khủng hoảng kinh tế không chừa một ai, ngay cả những cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng để không lúng túng trước những sự thay đổi tiêu cực của nền kinh tế.